51 tàu cá và 256 người gặp tai nạn, sự cố trên biển trong quý I/2022
Cứu nạn thành công thuyền viên người nước ngoài bị tai nạn trên biển Trong lúc lao động trên tàu chở dầu thô, anh TAKIDZE IMEDA bị tai nạn dẫn tới hôn mê, phải dùng máy trợ thở, nguy cấp tới tính mạng liền được tàu lớn vượt biển cứu đưa vào bờ. |
Tiếp nhận 9 thuyền viên gặp nạn do va chạm tàu hàng trên biển Ngày 8/4, tại phao số 0 (cửa vào cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bình Định và Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Quy Nhơn đã tổ chức tiếp nhận 9 thuyền viên gặp nạn trên biển do tàu VINAFCO 28 bàn giao. |
Theo Bộ NN&PTNT, trong quý 1, cả nước đã xảy ra 51 vụ/51 tàu cá/256 người gặp tai nạn, sự cố trên biển. Nguyên nhân chủ yếu do các phương tiện tàu hàng trên biển ngày càng nhiều nên thường xảy ra va chạm với tàu ngư dân.
Bên cạnh đó, khi gió đổi mùa, thời tiết thay đổi (xấu), một số ngư dân chủ quan, bất chấp cố để ở lại đánh bắt…dẫn đến bị sóng đánh chìm. Đặc biệt, tai nạn thường xuyên xảy ra là tàu hỏng máy, bởi hầu hết tàu cá ngư dân thường sử dụng máy cũ làm máy chính trên tàu.
Nhiều tàu cá để cho ngư dân vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn trên biển như không mang áo phao, phao cứu sinh, máy thông tin liên lạc, hải đồ, không hiểu rõ, không chấp hành các quy định về sử dụng đèn tín hiệu, âm hiệu,…
Một vụ tàu cá bị chìm khiến 3 ngư dân tử vong tại Khánh Hòa. |
Đáng lo ngại, hiện nay, do thiếu nhân lực đi biển, nhiều chủ tàu đi tìm các lao động ở các vùng nông thôn, miền núi về đi biển. Nhiều ngư dân đi biển nhưng không được trang bị kiến thức gì về sự rủi ro, khó khăn khi đánh bắt thủy hải sản.
Trong bối cảnh mùa mưa bão đang đến, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương khẩn trương tăng cường kiểm tra các tàu cá trước khi xuất bến, đảm bảo các tàu cá khi xuất bến phải có đầy đủ trang thiết bị an toàn cho thuyền viên, phải được đăng kiểm, trang bị đầy đủ thiết bị phòng chống cháy nổ; không cho xuất bến các tàu cá không đủ điều kiện theo các quy định của pháp luật.Các địa phương cần kiểm soát chặt việc đăng ký thuyền viên, các thuyền viên phải đảm bảo các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; không sử dụng lao động trẻ em trên các tàu cá. Đặc biệt, các đơn vị cần tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân cách phòng tránh tai nạn, rủi ro trên biển; yêu cầu chủ tàu cá phải mua bảo hiểm cho thuyền viên và lao động trên tàu cá.
Nhiều địa phương không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác thủy sản Được biết, trong thời gian qua, tất cả các tỉnh, thành ven biển đã rà soát, đẩy mạnh tiến độ lắp đặt thiết bị GSHT cho tàu cá. Tại tỉnh Quảng Bình, đến nay, có gần 1.100 tàu cá đã lắp đặt thiết bị GSHT, đạt gần 90%. Đối với số tàu cá còn lại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Quảng Bình đang phối hợp với các ngành chức năng theo dõi, giám sát, hỗ trợ chuyển đổi nghề hoặc tiếp tục vận động lắp đặt thiết bị GSHT. Với sự vào cuộc quyết liệt, đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành lắp đặt thiết bị GSHT cho tất cả tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên. Từ năm 2018 đến nay, Quảng Ninh không có tàu cá vi phạm KTTS ở vùng biển nước ngoài. Tuy nhiên, qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh phát hiện 5.722 vụ vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; xử phạt 5.686 vụ, thu phạt, nộp ngân sách nhà nước gần 42 tỷ đồng; tịch thu, tiêu hủy 34 tàu cá và nhiều tang vật vi phạm. Trong khi đó, thông qua công tác tuyên truyền, cảnh báo, các tàu cá và ngư dân Quảng Trị không vi phạm vùng biển nước ngoài. Hiện, Sở NN&PTNT đang phối hợp với các lực lượng chức năng như BĐBP, Cảnh sát biển... tiếp tục thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngư dân các quy định của pháp luật về KTTS, không khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào cảng cá, không giải quyết cho tàu cá xuất bến nếu không đảm bảo các quy định an toàn, kiên quyết không để xảy ra tình trạng tàu cá của ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý. Còn tại tỉnh Ninh Thuận, đến hết năm 2021, đã có 755/778 tàu cá lắp thiết bị GSHT, đạt 97%; 1.651/2.236 tàu được cấp giấy phép khai thác, đạt 73,8%. Các lực lượng chức năng tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức 40 chuyến tuần tra trên biển và xử phạt 74 trường hợp vi phạm các quy định về KTTS, đồng thời, tổ chức tập huấn tuyên truyền về IUU cho chủ tàu, ngư dân... Tính đến nay, Ninh Thuận không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. |
Hải đội 2 Biên phòng tỉnh Kiên Giang cứu 6 người dân gặp nạn trên biển Ngày 27/1, tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cho biết, Hải đội 2 Biên phòng tỉnh Kiên Giang vừa ứng cứu kịp thời 6 người dân bị chìm tàu trên biển. |
Cấp cứu kịp thời 5 ngư dân gặp nạn trên biển Chiều 9/1, tại cảng Cửa Lò, Đồn Biên phòng CKC Cửa Lò - Bến Thủy (Bộ đội Biên phòng Nghệ An) phối hợp với Hải đội 102 (Vùng Cảnh sát biển 1) tiếp nhận chuyển cấp cứu kịp thời 5 ngư dân gặp nạn trên biển. |
Tin mới về việc cứu hộ thành công 17 thuyền viên Việt Nam gặp nạn trên biển nước ngoài Cảnh sát biển Hàn Quốc đã tổ chức cứu nạn thành công 17 thủy thủ Việt Nam trong vụ chìm tàu ngày 1/12 gần đảo Ulleung phía Đông Hàn Quốc. Đến chiều ngày 2/12, các thủy thủ Việt Nam đã được đưa về cảng Donghae (tỉnh Gangwon) an toàn. |