3 Thứ trưởng Bộ Y tế giám sát tiêm vaccine COVID-19 đợt đầu
Tại hội nghị tập huấn trực tuyến công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 toàn quốc do Bộ Y tế tổ chức sáng ngày 6/3, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết theo kế hoạch thứ 2 tới đây, ngày 8/3. Những mũi vắc xin đầu tiên sẽ được triển khai tại Hải Dương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
3 Thứ trưởng Bộ Y tế giám sát tiêm vaccine COVID-19 đợt đầu. |
Vaccine sẽ sử dụng là vaccine AstraZeneca đã được Tổ chức Y tế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021. Cập nhật đến 25/2/2021, vaccine này đã được 25 quốc gia chấp thuận lưu hành và sử dụng, trong đó có Việt Nam. Vaccine này tiêm bắp cho người từ 18 tuổi trở lên và không có độ tuổi giới hạn trên.
Sau khi tiêm chủng có thể xảy ra các phản ứng. Cụ thể, phổ biến nhất (trên 10%) là các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau nóng tại vị trí tiêm ngừa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt (phổ biến là sốt nhẹ, trên 38 độ C), ớn lạnh… Ngoài ra, có từ 1 – dưới 10% số người tiêm có biểu hiện sưng và đỏ tại vị trí tiêm.
Bộ Y tế yêu cầu cán bộ y tế các tuyến, khuyến cáo điểm tiêm chủng chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, dây chuyền lạnh bảo quản… đảm bảo yêu cầu. Điểm tiêm chủng phải có hộp chống sốc. Bộ Y tế đã có hướng dẫn đầy đủ phác đồ phòng chống sốc cho người lớn.
Trong bối cảnh hiện nay và chỉ dẫn của nhà sản xuất, vaccine sẽ được ưu tiên tiêm cho các đối tượng chưa phơi nhiễm COVID-19. Những trường hợp không được tiêm là những chống chỉ định của vaccine, cụ thể: người dị ứng với thành phần của vắc xin, có phản ứng nặng trầm trọng với mũi tiêm trước, những người được cán bộ y tế xác định chưa đủ điều kiện tiêm chủng như mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, đang điều trị các miễn dịch, hóa trị... sẽ phải tạm hoãn tiêm chủng.
Bộ Y tế yêu cầu cán bộ y tế các tuyến, khuyến cáo điểm tiêm chủng chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, dây chuyền lạnh bảo quản… đảm bảo yêu cầu. Điểm tiêm chủng phải có hộp chống sốc. Bộ Y tế đã có hướng dẫn đầy đủ phác đồ phòng chống sốc cho người lớn.
Trước khi tiêm, cán bộ tiêm chủng phải trao đổi hỏi rõ tiền sử bệnh tật xem người tiêm có mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, mãn tính phải điều trị, điều trị hóa trị, miễn dịch, có tiền sử dị ứng hay sốc phản vệ.
Đối với mũi tiêm thứ 2, phải hỏi người được tiêm có biểu hiện phản ứng trầm trọng của làn trước đó không để tạm hoãn tiêm hoặc hướng dẫn cụ thể.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay, y bác sĩ và cán bộ tại 21 bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 trong đợt đầu. Do đó, đề nghị các bệnh viện thành lập ban chỉ đạo về việc thực hiện tiêm chủng, lên danh sách cụ thể, phân công, phân nhiệm cho các thành viên.
"Tuyệt đối không đưa người nhà, người thân, người quen vào danh sách này, chỉ có các thầy thuốc, nhân viên y tế làm việc trực tiếp", ông nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý, do số lượng vaccine lần này sẽ triển khai tiêm từ thứ 2 tới đây có số lượng hạn chế nên các địa phương đã được phân bổ vắc xin, cụ thể là 13 địa phương có bệnh nhân COVID-19, cần thực hiện nghiêm theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.
Còn các địa phương chưa được phân bổ cần tiếp tục chuẩn bị kế hoạch, lên chương trình đào tạo, tập huấn. Khi có vắc xin về trong tháng 3 này, Bộ Y tế sẽ phân bổ ngay cho các địa phương.
Ngày 8/3 sẽ tiến hành tiêm tại Hải Dương và một số bệnh viện như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM. Bộ Y tế đã phân công 3 đồng chí Thứ trưởng chỉ đạo các điểm tiêm vì đây là vaccine lần đầu tiên tiêm, tiêm cho người lớn… Công tác triển khai tiêm chủng đảm bảo thận trọng, phải có theo dõi, giám sát, đánh giá và trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm thể từ đó tiêm trên diện rộng hơn trong thời gian ngắn nhất có thể.
Tại TP.HCM, 900 nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là những người trực tiếp tiếp nhận, chăm sóc, điều trị hoặc có tiếp xúc với các nguồn nguy cơ sẽ được tiêm vắcxin đợt đầu tiên.
Cụ thể có 7 đối tượng của bệnh viện được lựa chọn tiêm vaccine gồm nhân viên y tế của Khoa Nhiễm D; Khoa Cấp cứu; Khoa Khám bệnh; Phòng Công tác xã hội; Phòng Xét nghiệm sinh học phân tử; Khoa Hồi sức tích cực chống độc người lớn và các trưởng, phó phòng chức năng cùng Ban Giám đốc bệnh viện.
Thời gian tiêm được chia theo hai ca, buổi sáng và buổi chiều ngày 8/3.
Sở Y tế đã xác định có 9 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắcxin trong đợt đầu tiên với 44.175 người, gồm 285 nhân viên y tế đang điều trị bệnh nhân COVID-19 ở các bệnh viện, 388 thành viên tổ truy vết, 1.362 nhân viên tham gia điều tra dịch tễ, 600 người thuộc lực lượng quân đội, 1.042 người của lực lượng công an, 38.000 người tổ COVID-19 cộng đồng, 1.710 cán bộ lấy mẫu xét nghiệm, 513 nhân viên khu cách ly tập trung và 275 cán bộ trực tiếp tiêm chủng vaccine COVID-19.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo, dù đã có vaccine nhưng chúng ta không chủ quan mà luôn đi kèm với thực hiện thông điệp 5K để phòng bệnh.
Ngày 8/3 sẽ bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Hải Dương Vì lượng vaccine phòng COVID-19 nhập về hạn chế nên trong đợt này chỉ có 13 tỉnh, thành phố có dịch được cấp vaccine, trong đó ưu tiên số 1 là tỉnh Hải Dương. |
TP.HCM triển khai kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 giai đoạn đầu Ngày 3/3, tại cuộc họp giao ban tuần với lãnh đạo các phòng chức năng, Ban Giám đốc Sở Y tế TP.HCM giao phòng Nghiệp vụ Dược sẽ làm việc trực tiếp với đơn vị cung ứng vaccine, trực tiếp kiểm tra và đánh giá lại vật tư trang thiết bị bảo quản vaccine của các đơn vị để chuẩn bị cho tiêm vaccine COVID-19 giai đoạn đầu. |
Hàn Quốc tiêm phòng cho nhân viên y tế tuyến đầu Một ngày sau khi khởi động chiến dịch tiêm chủng miễn phí, ngày 27/2, Hàn Quốc đã triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech phát triển cho một nhóm 300 nhân viên y tế đang điều trị cho các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. |