3 bệnh nhi mắc bệnh Whitmore ở Nghệ An: Sức khỏe chuyển biến tốt, 1 người đã được xuất viện
Thái Nguyên: Địa phương thứ 4 xuất hiện người mắc bệnh whitmore Phát hiện 3 trẻ nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" ở Nghệ An Bệnh Whitmore là gì? Dấu hiệu và cách điều trị |
Trong vòng 2 tháng, cụ thể từ tháng 7 đến tháng 9/2019, bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận, phát hiện và điều trị cho 3 trường hợp mắc bệnh "vi khuẩn ăn thịt người".
3 bệnh nhi được xác định là: Nghiêm Thanh T. (14 tuổi, trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), Hoàng Văn C. (10 tuổi, trú xã Thanh ngọc, huyện Thanh Chương) và Nguyễn Công H. (11 tuổi, trú xã Công Thành, huyện Yên Thành).
Theo người nhà 3 bệnh nhi kể trên, cả 3 đều được điều trị ở tuyến dưới theo chẩn đoán mắc bệnh quai bị nhưng không khỏi. Do đó đã chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Tuy nhiên, khi chuyển đến bệnh viện thì tình trạng bệnh nhi đã nặng nên thời gian điều trị phải kéo dài hơn thông thường.
Ba bệnh nhi mắc bệnh Whitmore đang có chuyển biến tốt. (Ảnh: BV Sản nhi Nghệ An) |
Tại Bệnh viện Sản nhi, các bác sĩ cho xét nghiệm máu, cấy mủ thì xác định 3 bệnh nhi kể trên đã nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người". Bác sĩ Nguyễn Quang Hà , Khoa Răng – Hàm – Mặt (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) cho biết: Tuy tình trạng bệnh khá nặng nhưng các bệnh nhi được điều trị theo đúng phác đồ nên hiện tại sức khỏe đã ổn định.
Sau 50 ngày điều trị, bé Nghiêm Thanh T. đã khỏi bệnh và đã xuất viện. Hai bé Hoàng Văn C. và Nguyễn Công H. vẫn đang được theo dõi và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng.
Nguy cơ tử vong cao, cần kiên trì điều trị Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huyền Ngân, Khoa Tai Mũi họng - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, các triệu chứng lâm sàng của bệnh whitmore rất mơ hồ, chẩn đoán khó nên dễ bị nhầm sang các bệnh lý khác như: Quai bị, viêm phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, liên cầu... Song, ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh Whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn. Bệnh nhân thường phải dùng kháng sinh tấn công liều cao tĩnh mạch kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 - 4 tuần. Sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng. Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi liên tục thì bệnh dễ tái phát. Sức khỏe bệnh nhân suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng. |
Thái Nguyên: Địa phương thứ 4 xuất hiện người mắc bệnh whitmore Sau Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Nguyên là tỉnh thành tiếp theo ghi nhận trường hợp phát hiện người mắc bệnh whitmore - "vi ... |
Phát hiện 3 trẻ nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" ở Nghệ An Cả 3 trẻ được đưa vào viện trong tình trạng bị áp xe viêm tuyến nước bọt mang tai, thế nhưng các bác sỹ đã ... |
Bệnh Whitmore là gì? Dấu hiệu và cách điều trị Bệnh Whitmore (hay còn gọi là bệnh Melioidosis) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn "ăn thịt người" Burkholderia pseudomallei ... |