Phát hiện 3 trẻ nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" ở Nghệ An
Phát hiện "vi khuẩn ăn thịt người" ở Hà Tĩnh Bệnh Whitmore là gì? Dấu hiệu và cách điều trị Nguyên nhân sự cố chạy thận ở Nghệ An: Bị sốc do nhiễm khuẩn |
Ba bệnh nhân nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" được điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. |
Ngày 14/9, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, bệnh viện đã phát hiện và điều trị cho 3 em nhỏ có dấu hiệu dương tính với bệnh Whitmore - nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người".
Trước đó, 3 cháu Nghiêm Thanh Tuấn (14 tuổi, trú tại Đức Thọ, Hà Tĩnh), Hoàng Văn Cao (10 tuổi, trú tại xã Thanh ngọc, Thanh Chương), Nguyễn Công Hào (11 tuổi, Công Thành, Yên Thành) được người nhà đưa đến viện với tình trạng áp xe viêm tuyến nước bọt mang tai.
Khi đưa đến bệnh viện, tình trạng bệnh của 3 em nhỏ này đã bắt đầu trở nặng. Người nhà cho biết, do bệnh có biểu hiện giống quai bị nên đã tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, sau khi các bác sĩ làm cấy mủ, xét nghiệm thì phát hiện cả 3 em nhỏ đã dương tính với Whitmore.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huyền Ngân - khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, bệnh Whitmore hay còn gọi "vi khuẩn ăn thịt người" không có triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, song, rất dễ dẫn đến tử vong.
"Các triệu chứng lâm sàng của bệnh rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, liên cầu...
Ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh Whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn. Bệnh nhân thường phải dùng kháng sinh tấn công liều cao tĩnh mạch kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2-4 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng", bác sỹ Ngân nói, theo Tri Thức Trẻ.
Mới đây, Hà Tĩnh cũng phát hiện trường hợp bệnh nhân Đặng Xuân Hà (61 tuổi) ở thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên bị mắc bệnh Whitmore.
Bệnh Whitmore là gì? Dấu hiệu và cách điều trị Bệnh Whitmore (hay còn gọi là bệnh Melioidosis) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn "ăn thịt người" Burkholderia pseudomallei ... |
30% người Việt nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn Theo kết quả nghiên cứu được công bố mới đây, Việt Nam có tỷ lệ mắc lao cao, với hơn 100.000 ca được phát hiện ... |
Thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia để phòng bệnh sốt xuất huyết từ tháng 3/2018 TĐO - Bộ Y tế vừa có quyết định phê duyệt kế hoạch thả thí điểm muỗi mang Wolbachia nhằm phòng bệnh sốt xuất huyết ... |