2 cuốn tản văn mang hơi thở của vùng phên dậu Tổ quốc
Câu chuyện về một người Pháp làm vua ở Tây Nguyên Bộ tản văn đầy xúc cảm về những bước chân son trẻ theo dọc dài đất nước “Sài Gòn của em”- cuộc dạo chơi trong thành phố trẻ |
2 tập tản văn Mật nắng biên thùy và Trong sương thương má đã phần nào bổ khuyết vào “điểm nóng” còn thiếu trên, cụ thể ở đây là mảnh đất An Giang. |
Mật được chắt chiu từ nắng. Thứ nắng oi ả quyện mùi sông nước ngọt ngào của vùng biên giới Tây Nam đất nước. Trong làn nắng mật, người ta có thể ngắm nhìn khung cảnh nhà cửa sông nước, cây trái vườn tược, thưởng thức bao sản vật, món ngon từ bàn tay chân chất mộc mạc của những người phụ nữ quê. Trong làn nắng mật, người ta có thể lắng nghe lao xao biết bao giọng nói và ngôn ngữ của những con người chung sống nơi này, đó là các cộng đồng người Việt, người Hoa, người Khmer, người Chăm. Và nơi đó, vùng núi sông An Giang yêu thương của tác giả Nghiêm Quốc Thanh, hình ảnh người thân người quen trong kí ức nối nhau thức dậy, đưa anh quay về quãng ngày còn là một chú bé, hay khi còn là chàng trai chưa rời xa quê.
Nhà văn Võ Diệu Thanh cho rằng: “Nghiêm Quốc Thanh hút mật nắng quê mình để làm nên những dòng văn nồng hương rừng núi, cỏ cây xen trong sỏi đá khô cằn và hẳn là thơm mùi nắng gió. Văn được chắt từ đất nên cũng chân tình như chính đất lửa Thất Sơn. Một An Giang rất An Giang nhưng lại lạ lẫm mà ngay cả người từng tìm hiểu về vùng đất này cũng phải ngỡ ngàng như xứ nào xa lắm”.
Bước chân kí ức đưa Nghiêm Quốc Thanh đi mãi, thành 19 tản văn nhỏ xinh trong Mật nắng biên thùy. |
Trong sương thương má của tác giả Trương Chí Hùng mang đến một âm hưởng khác biệt về miền đất nơi dòng Cửu Long bắt đầu chảy vào đất Việt. Lợi thế là người đến với thơ trước khi đưa bút sang địa hạt văn xuôi, 19 tản văn làm nên tập sách vừa hiền hòa mà cũng thật bi tráng. Mùa nước nổi miền Tây sẽ hiện ra trước mắt người đọc vô cùng sống động. Những câu chuyện về má, về ba, về những con người giản dị mà mỗi hành động đều thấm đẫm tình thương mang đến thật nhiều xúc cảm sâu lắng. Và như thế, như ô cửa trên chuyến xe văn chương, Trong sương thương má cho chúng ta nhìn về con người và vùng đất miền Tây thật gần, thật chi tiết, thật yêu thương.
Những trang văn của hai tác giả trẻ đã góp phần làm tròn đầy hơn hình dung và hiểu biết của chúng ta về miền biên viễn vừa trù phú vừa huyền thoại của vùng đất Tây Nam Tổ quốc |
Tác giả Trương Chí Hùng chia sẻ: “Tôi thích xê dịch, đôi chân luôn thèm hơi đất mới. Nhưng dù đi đến đâu, tôi vẫn không quên ngôi nhà tuổi thơ giữa mùa nước nổi. Những lúc đang rong ruổi ở nơi xa xôi nào đó, tôi lại chợt thèm về quê, thèm nằm ở hàng ba ngủ một giấc ngon lành. Mỗi trang văn trong quyển sách này có thể xem như lát cắt từ kí ức của một đứa trẻ miền Tây. Đọc Trong sương thương má, biết đâu bạn sẽ bắt gặp khung trời tuổi thơ mình trong đó. Mà tuổi thơ nào cũng chỉ đong đầy khi có má, có ba”.
Tác giả Trương Chí Hùng & Nghiêm Quốc Thanh (từ trái qua). |
Tác giả Nghiêm Quốc Thanh (thầy giáo dạy Ngữ văn tại huyện biên giới Tịnh Biên, là tác giả của 3 tác phẩm trước đó, gồm Ta qua triền dốc nắng, Lễ hội Ok – Om – Bok và Đố biết tớ là ai). Tác giả Trương Chí Hùng (giảng viên bộ môn Ngữ văn, Đại học An Giang, là tác giả của tập thơ Một nửa nhà quê và từng đạt giải Nhất cuộc thi bút kí văn học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2017. |
Vụ tử tù Hàn Đức Long được viết thành sách Gần 3 năm sau khi minh oan cho tử tù Hàn Đức Long, người phải nhận 11 năm tù oan với 4 bản án tử hình, ... |
NXB Trẻ tổ chức Ngày hội sách cũ giảm giá đến 50% TĐO-Sáng 12/12, tại Hội trường NXB Trẻ, 161B Lý Chính Thắng, Q.3, Nhà xuất bản (NXB) Trẻ đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu ... |
NXB Kim Đồng ra mắt ấn bản mới 4 tác phẩm văn học kinh điển thế giới TĐO - NXĐ Kim Đồng vừa ra mắt độc giả ấn bản mới 4 tác phẩm văn học kinh điển thế giới, được đầu tư ... |