13 khuyến nghị về hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương trong dịch COVID-19
Chính phủ chia sẻ, thấu hiểu và kịp thời hỗ trợ nhân dân trong thời khắc khó khăn nhất để chống dịch Công điện mới nhất của Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề khẩn cấp đang đặt ra trong thực tiễn phòng chống dịch và bảo đảm an sinh xã hội, theo tinh thần không một ai bị bỏ lại phía sau, tính mạng của mỗi người dân là đáng quý nhất, là trên hết, trước hết. Công điện đã thể hiện được sự chia sẻ, thấu hiểu, có trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với nhân dân để muôn dân một ý chí, đồng lòng cùng Chính phủ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc chiến chống dịch. Công điện đã ngay lập tức nhận được sự ủng hộ, đồng lòng của người dân. |
Chính phủ đồng ý đề xuất của Bộ Tài chính về việc thêm gói hỗ trợ Covid-19 Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý đề xuất của Bộ Tài chính về bổ sung các giải pháp hỗ trợ tiếp theo cho người dân, doanh nghiệp chịu tác động của dịch Covid-19. |
Tọa đàm chia sẻ kết quả từ Dự thảo Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá nhanh các chương trình tái thiết cứu trợ của nhà nước ứng phó với đại dịch COVID-19 từ lăng kính giới và quyền của các nhóm dễ bị tổn thương” do CSAGA và Oxfam thực hiện. |
Nghiên cứu đã rà soát các chính sách hỗ trợ, giảm thiểu tác hại của Đại dịch COVID-19 của Chính phủ cập nhật tới tháng 5/2021, đồng thời thực hiện các phỏng vấn sâu với các nhà hoạch định chính sách và các nhóm dễ bị tổn thương, nhằm xác định những điểm sáng và những khoảng trống liên quan đến đáp ứng giới và bảo vệ quyền cho các nhóm thiệt thòi trong thời kỳ dịch bệnh, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Kết quả cho thấy các chính sách được ban hành trong thời gian qua khá kịp thời, đa dạng và bao phủ được nhiều nhóm kể cả các nhóm vốn ít được hỗ trợ trước đây. Có thể kể tới các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn để duy trì thu nhập cơ bản, các chính sách nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu trong thời gian diễn ra đại dịch như khám chữa bệnh từ xa, hỗ trợ bệnh nhân HIV/AIDS, hỗ trợ học sinh các vùng khó khăn…
Tuy nhiên, các chương trình cứu trợ của Chính phủ cần đề cập cụ thể về giới để hỗ trợ hiệu quả hơn nữa đối với những tác động của dịch bệnh đến nam, nữ và các nhóm giới khác.
Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm CSAGA phát biểu: “Các văn bản chính sách cứu trợ cần lưu ý tới các quy định hay hướng dẫn cụ thể để có những biện pháp hỗ trợ phù hợp căn cứ vào những tác động khác biệt của đại dịch COVID-19 tới nam giới, phụ nữ và các đa dạng giới khác”.
Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm CSAGA phát biểu tại tọa đàm. |
Sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em bị tác động tiêu cực vì sự tái phân bổ nguồn lực và ưu tiên của các chương trình y tế quốc gia, tập trung chăm sóc và điều trị cho các trường hợp nhiễm COVID và đóng cửa các dịch vụ y tế thiết yếu khác. Phụ nữ và trẻ em gái cũng phải chịu các gánh nặng chăm sóc không được trả lương tăng lên; 73% số phụ nữ tại Việt Nam trong một đánh giá của UNICEF đã phải dành từ 3 giờ trong ngày trở lên để dành cho các công việc chăm sóc nhà cửa. Các căng thẳng kinh tế đi đối với việc hạn chế đi lại và các biện pháp giãn cách xã hội đã dẫn tới tình trạng bạo lực giới gia tăng một cách đáng kể; 99% cặp vợ chồng có xung đột gia đình trong thời gian đại dịch, tỷ lệ nam giới gây ra cao hơn. Tỉ lệ mất việc làm và tỉ lệ thất nghiệp của nữ giới tăng cao.
Các điều kiện của các nhóm trẻ khác nhau khiến trẻ em thuộc các nhóm dễ bị tổn thương không có được cơ hội học tập bình đẳng trong đại dịch và có thể làm tăng gánh nặng tài chính cho các gia đình khó khăn.
Về đối tượng nhận hỗ trợ, lao động di cư trong khu vực phi chính thức là nhóm khó khăn nhất trong việc tiếp cận các gói hỗ trợ của chính phủ. Đại dịch COVID-19 cũng gây ra các tác động tiêu cực đến nhóm dễ bị tổn thương khác như nhóm LGBTI+, nhóm lao động tình dục, và các hộ gia đình mẹ đơn thân. Trong hoàn cảnh mất việc làm, không có thu nhập và nuôi con nhỏ, nhiều người đã phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đình và người quen để đảm bảo các chi tiêu cơ bản trong gia đình như tiền thuê nhà, tiền ăn và tiền điện nước.
Dự thảo Báo cáo nghiên cứu đưa ra 13 khuyến nghị từ lăng kính giới và đảm bảo quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.
Các khuyến nghị có tham khảo ý kiến của các nhà hoạch định chính sách, nguyện vọng của các nhóm dễ bị tổn thương và đề xuất của một số các tổ chức phi chính phủ và tổ chức cộng đồng tham gia các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm.
Khuyến nghị bao gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các hành động/giải pháp trước mắt nhằm xoá bỏ những khoảng trống về giới và các rào cản đối với các nhóm dễ bị tổn thương. Nhóm thứ hai bao gồm các giải pháp mang tính hệ thống và lâu dài nhằm tăng cường hiệu quả của việc ứng phó với đại dịch COVID-19 và các tình huống khẩn cấp tương tự trong tương lai.
Ông Phạm Quang Tú, Phó giám đốc Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phát biểu: “Đại diện của phụ nữ và của các nhóm dễ bị tổn thương cần được tham gia vào quá trình thực hiện chính sách. Như vậy, tất cả những người bị tác động, ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 hoặc các sự kiện y tế khẩn cấp khác có thể xảy ra trong tương lai đều có thể tiếp cận một cách bình đẳng và công bằng với các chính sách hỗ trợ của chính phủ”.
Oxfam và CSAGA sẽ sử dụng kết quả của nghiên cứu, kết hợp với các ý kiến từ tọa đàm để hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu và xây dựng bản khuyến nghị chính sách gửi tới các cơ quan liên quan.
Đoàn kết chống dịch và phát triển Đó là nội dung chính của Hội nghị đặc biệt trực tuyến lãnh đạo các tổ chức hữu nghị nhân dân các nước ASEAN với Trung Quốc với chủ đề “Đoàn kết phòng chống dịch, thúc đẩy phục hồi kinh tế và bảo vệ hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới”. Hội nghị được tổ chức vào sáng 30/7, nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc. |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành: Thực hiện thật nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn hồ đập Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 204/TB-VPCP ngày 27/7/2021 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi kiểm tra công tác bảo đảm an toàn và vận hành xả lũ thủy điện Hòa Bình; kiểm tra an toàn đê điều tại Hà Nội. |
Hà Nội hỗ trợ nhiều nhóm lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký Quyết định số 3642 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, những nhóm được hỗ lao động tự do, hoãn hợp đồng và nghỉ việc không hưởng lương, hộ kinh doanh, trẻ em và người đang điều trị COVID-19... Quyết định này có hiệu lực từ ngày 21/7/2021. |