Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
14:33 | 16/05/2018 GMT+7

Sẽ quy định cụ thể trường hợp cán bộ trẻ vượt cấp vào vị trí lãnh đạo

aa
Theo Vụ trưởng Vụ 4, Ban Tổ chức Trung ương, sẽ có quy định cụ thể đối với những trường hợp cán bộ như thế nào thì được bố trí vượt cấp.

Đề án “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” trình Hội nghị Trung ương 7, khoá XII thu hút sự quan tâm của dư luận.

Đáng chú ý, đề án cũng đưa ra thảo luận liên quan đến việc đánh giá cán bộ sẽ gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ; ưu tiên người trẻ có tài vào vị trí lãnh đạo, kể cả vượt cấp.

se quy dinh cu the truong hop can bo tre vuot cap vao vi tri lanh dao

Ông Phạm Quang Hưng - Vụ trưởng Vụ 4 (Ban Tổ chức Trung ương).

Trao đổi với PV, ông Phạm Quang Hưng - Vụ trưởng Vụ 4 (Vụ Các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương), Ban Tổ chức Trung ương cho biết, xuyên suốt Đề án về công tác cán bộ trình Hội nghị Trung ương lần này là siết chặt kỷ luật, kỷ cương, ràng buộc trách nhiệm, kiểm soát chặt chẽ quyền lực nhưng đồng thời mở ra không gian, môi trường để tạo động lực cho cán bộ tiếp tục đổi mới và phát triển, nhất là cán bộ trẻ có năng lực, triển vọng. Đó là quan điểm, đồng thời cũng là trọng tâm của đề án lần này. Trên cơ sở đó, sau này sẽ có quy định cụ thể đối với những trường hợp như thế nào thì được bố trí vượt cấp.

Theo ông Phạm Quang Hưng, trên thực tiễn cũng đã có nhiều đồng chí được bố trí vượt cấp như ông Tô Huy Rứa – nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, nhưng chúng ta lại chưa có những quy định cụ thể, chưa có đường lối chung, do đó khi bố trí, sắp xếp dễ bị tuần tự, quy chuẩn hóa, nhưng lại máy móc hình thức.

“Một mặt phải chống cho triệt để kiểu bổ nhiệm cán bộ “thần tốc”, nhưng một mặt cũng có những trường hợp “thần tốc” thực sự, là nhân tài. Vì vậy sắp tới Nghị quyết cũng đề ra chương trình chiến lược quốc gia về nhân tài để thu hút, tập hợp những người trong Đảng và ngoài Đảng, kể cả người nước ngoài quy tụ về phụng sự Tổ quốc. Làm sao tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, giao quyền cho họ để nắm giữ các vị trí của đất nước, đảm bảo sự chuyển giao vững chắc giữa các thế hệ” – ông Hưng cho biết.

Có thể trong tương lai, đất nước sẽ có nguyên thủ, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở tuổi 40, là những người toàn diện, nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt, rèn luyện qua thực tiễn và quan trọng được tín nhiệm trong Đảng, trong nhân dân, nếu chúng ta quan tâm chăm lo, đào tạo bồi dưỡng, kể cả bố trí vượt cấp.

Đảm bảo cơ cấu lãnh đạo 3 độ tuổi

Từ Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII đã đề ra trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ luôn đặt yêu cầu phải đảm bảo sự chuyển tiếp, liên tục, vững vàng giữa các thế hệ. Như vậy, trong cơ cấu cấp ủy hay cơ cấu lãnh đạo bao giờ cũng xây dựng cơ cấu 3 độ tuổi: cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc.

Tổng kết vừa qua cho thấy, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ người dân tộc chưa đạt yêu cầu. Lần này, Nghị quyết đặt ra mục tiêu rất cụ thể với tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ ở từng cấp. Cụ thể, cán bộ cấp chiến lược đề ra 15%; cán bộ lãnh đạo quản lý ở các Bộ, ban ngành, cơ quan Trung ương: 20-25%; lãnh đạo địa phương từ: 15-20%.

Theo Ban soạn thảo Đề án Trung ương 7 về công tác cán bộ, yêu cầu tất yếu của thực tiễn sẽ phải chuyển giao thế hệ giữa lớp cán bộ sinh ra, lớn lên trong chiến tranh, qua thời kỳ gian khó của đất nước với lớp cán bộ được sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong môi trường hòa bình, học tập, rèn luyện ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh công nghệ 4.0, phải có đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ đủ sức vươn lên để nhận lấy sức mạnh đó.

Một trong những yêu cầu là phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng nhân sinh quan cách mạng cho đội ngũ cán bộ nói chung, đặc biệt chăm sóc đội ngũ cán bộ trẻ, nhất là những người có năng lực, triển vọng.

Theo Ban soạn thảo, lần này đặt ra yêu cầu tổ chức sát hạch, kiểm tra chất lượng đầu vào công chức quốc gia, thực hiện trong phạm vi cả nước. Thông qua kiểm định chất lượng, các Bộ, ban ngành, địa phương tiến hành tuyển dụng, lựa chọn cán bộ từ nguồn đó, để tránh tiêu cực, huệ duệ, cánh hẩu.

Siết chặt, chuẩn hóa quy trình, quy định, bố trí Bí thư cấp ủy cấp tỉnh không là người địa phương thì sẽ thay đổi tư duy con ông cháu cha, bè phái, cục bộ, song phải đảm bảo sự chuyển giao.

Do vậy, lần này đặt ra yêu cầu, nếu không đảm bảo cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ thì để trống, bố trí, bổ sung sau. Trên cơ sở đó phải đào tạo, bồi dưỡng cho bằng được, làm sao trong tất cả cơ cấu lãnh đạo phải có cơ cấu 3 độ tuổi.

“Hơn ai hết, chúng ta phải giao quyền, bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch, chủ động từ xa, phát hiện cán bộ trẻ, kể cả vượt cấp thì mới có đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong tương lai, nhất là cán bộ chủ chốt trẻ hơn, chủ động hội nhập với thế giới. Đó cũng chính là yêu cầu khách quan, là xu thế phát triển trong giai đoạn mới”- Ban soạn thảo cho biết.

Theo VOV

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Chiều 23/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Theo Thủ tướng, sau gần 6 thập kỷ hình thành và phát triển, có thể khẳng định chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay và cũng chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.
Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ (7/5/1954) là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Trên cương vị là Bí thư Ðảng ủy-Chỉ huy trưởng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò quan trọng trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ.

Đọc nhiều

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Trong bối cảnh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm đáng kể, các “ông lớn” bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng nhờ doanh ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Sinh viên, lưu học sinh đến từ 9 quốc gia, gồm: Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Liên bang Nga, Campuchia và Ai Cập vừa cùng hơn 1.000 sinh viên Trường ...
Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đây là kiến nghị của ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc tại cuộc gặp Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vào ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động