Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
09:10 | 04/10/2018 GMT+7

Chiến sĩ, bác sĩ Việt Nam sẵn sàng cho sứ mệnh quốc tế cao cả

aa
Chiều ngày 2/10 (giờ địa phương), chiếc máy bay C17 của Australia chở đoàn Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam triển khai tới Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan đã hạ cánh an toàn tại sân bay quốc tế Juba của Nam Sudan, theo đúng kế hoạch.

Đến Nam Sudan để tham gia gìn giữ hòa bình theo cam kết của Việt Nam với Liên Hợp Quốc, tất cả các chiến sĩ đội quân “mũ nồi xanh” đều rất háo hức và xem đó chính là niềm vinh dự, sự trải nghiệm đáng có trong cuộc đời. Bất chấp những khó khăn, họ luôn sẵn sàng và nỗ lực hết mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế cao cả.

Cũng theo kế hoạch, lực lượng Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 sẽ di chuyển theo các phương án vận chuyển đã thống nhất với Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan tới Bentiu vào ngày 3/10.

chien si bac si viet nam san sang cho su menh quoc te cao ca

Hình ảnh đầu tiên của đoàn chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 tại Nam Sudan. Ảnh: TTXVN.

Đây là đợt triển khai thứ nhất của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 tới Nam Sudan gồm 32 người cùng các trang thiết bị y tế. Dự kiến, đợt hai sẽ được triển khai tới Nam Sudan trong những ngày tới đây.

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc được thành lập ngày 25/11/2014, trực thuộc Bệnh viện Quân y 175. Sau khi tới Nam Sudan, cán bộ, chiến sĩ sẽ làm nhiệm vụ khám chữa bệnh cho quân nhân trong phái bộ gìn giữ hòa bình và khoảng 150.000 dân thường trong trại tị nạn trong thời gian 1 năm (từ nay đến ngày 30/9/2019). Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị quan trọng mà còn là hình ảnh thiện chí vì mục đích nhân đạo của Việt Nam trước bạn bè quốc tế.

Nỗ lực hết mình vì sứ mệnh cao cả

Chia sẻ trước khi lên đường nhận nhiệm vụ mới, sĩ quan Nguyễn Thông Phán cho biết, anh đã tham gia vào Bệnh viện dã chiến này ngay từ những ngày đầu cách đây 4 năm nhưng hoàn toàn giấu gia đình và chỉ mới nói với gia đình 1 năm nay để mọi người chuẩn bị tinh thần, sắp xếp mọi việc ở nhà cho phù hợp. Bởi lẽ, nói sớm quá sợ người ở nhà thêm lo lắng vì nhiều khi gia đình cũng không hiểu hết công việc cụ thể của mình. Anh nói: “Đã là người chiến sĩ thì không nề hà bất kỳ nhiệm vụ gì mà luôn luôn trong tư thế sẵn sàng ở mức độ cao nhất”.

Khi tham gia vào chương trình này, bản thân anh đang làm nghiên cứu sinh nhưng phải gác lại. Hơn nữa, vợ anh mới sinh đứa con đầu lòng được 5 tháng và chắc chắn thời gian tới sẽ đối mặt với những khó khăn, vất vả khi xa chồng. Tuy nhiên, cả gia đình luôn động viên anh vững tin, yên tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao vì ở nhà đã có hai bên nội, ngoại hỗ trợ.

Đang chia sẻ câu chuyện về bản thân, anh quay sang nói về đồng đội bên cạnh: “Anh này còn có hai đứa con nhỏ, vợ con anh ấy ở nhà sẽ vất vả rất nhiều”. Anh bên cạnh đáp lại: “Vợ tôi nói cứ yên tâm công tác, mọi việc ở nhà sẽ đâu vào đó hết …”. Rồi những câu bông đùa đầy chất lính, những tiếng cười giòn tan, khiến cho không khí thật vui vẻ.

chien si bac si viet nam san sang cho su menh quoc te cao ca

Các nữ bác sĩ "mũ nồi xanh" trong tà áo dài màu thiên thanh in hình trống đồng, hoa sen, chim hạc mang theo làm nhiệm vụ quốc tế của LHQ. Ảnh: Nguyễn Trung Trực.

Anh Phán nói thêm: “Chúng tôi là đàn ông, đi xa nhà hay đứng trước bất kỳ khó khăn nào thì chắc chắn cũng sẽ vượt qua dễ dàng hơn phụ nữ. Trong đội có 10 chiến sĩ nữ, họ mới là những người hy sinh nhiều nhất. Họ quá tuyệt vời bởi để tham gia huấn luyện thôi cũng là cả vấn đề, chứ chưa nói là sang Nam Sudan 1 năm với bao khó khăn đang ở phía trước”.

Quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Quả đúng là như vậy! Mỗi chị em phụ nữ khi tham gia vào Bệnh viện dã chiến cấp 2 này có lẽ đã phải hi sinh rất nhiều, nhưng với họ, đó cũng là vinh dự, đồng thời là thử thách và sự trải nghiệm lớn trong cuộc đời.

Nữ quân y trẻ tuổi nhất đội, Thiếu úy chuyên nghiệp Phạm Thị Thùy (25 tuổi, thuộc đơn vị Bệnh viện Quân y 175, quê ở Nam Định), với dáng người nhỏ nhắn nhưng ở Thùy luôn toát lên sức mạnh, nhiệt huyết tuổi trẻ. Thùy chia sẻ, mới tham gia vào Bệnh viện này được 1 năm nhưng nhờ có sự giúp đỡ của Ban Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 và sự tận tình chỉ bảo của anh chị em trong đội, các anh chị em coi nhau như một gia đình, nên Thùy cũng nhanh chóng bắt kịp chương trình. Tuy nhiên, để đáp ứng các tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, bản thân Thùy xác định sẽ tăng cường học tập hơn nữa.

Cô gái trẻ cho biết, khi chia sẻ quyết định với bố mẹ, mặc dù lo lắng cho con gái song bố mẹ Thùy cũng rất ủng hộ và nói đó cũng là niềm tự hào của gia đình cô. “Bố mẹ nói sẽ luôn là hậu phương vững chắc cho em yên tâm lên đường hoàn thành nhiệm vụ”, Thùy chia sẻ.

Trước giờ lên đường, Thùy cho biết, pha lẫn giữa cảm xúc hồi hộp, háo hức là tâm trạng lo lắng cho bố mẹ ở nhà. “Nhà em có 3 anh em, nhưng anh trai và em gái đều đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, chỉ có bố mẹ em đang ở quê. Bố em sức khỏe cũng không tốt lắm. Hôm vừa rồi có buổi gặp mặt người thân, nhà em cũng không ai vào được. Do đó, đi xa lần này em chỉ lo cho sức khỏe của bố mẹ ở nhà”.

Một thoáng suy tư, cô gái trẻ lại nở nụ cười tươi và khẳng định: “Được tham gia vào Bệnh viện dã chiến sang Nam Sudan sẽ là dấu ấn đặc biệt, sâu sắc trong cuộc đời em, nhất là những tháng năm tuổi trẻ. Em sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

chien si bac si viet nam san sang cho su menh quoc te cao ca

Các chiến sỹ nữ sẵn sàng với sứ mệnh cao cả. Ảnh: TTXVN.

Mỗi chiến sỹ có một hoàn cảnh khác nhau, ở mỗi người là một câu chuyện đầy thú vị. Khi tham gia vào Bệnh viện này, họ không chỉ là đồng đội của nhau mà đã trở thành như anh em ruột thịt trong một gia đình. Có lẽ tình cảm ấy cũng làm ấm lòng những người phải xa gia đình để đi làm nhiệm vụ quốc tế cao cả này.

Đại úy Nguyễn Thị Phương Thảo (Bác sĩ sản phụ khoa Bệnh viện quân đoàn 4) nhớ lại, cách đây hơn 1 năm, chị có hơn 1 tiếng đồng hồ để đưa ra quyết định tham gia hay không tham gia vào Bệnh viện dã chiến cấp 2. Chị kể, hôm đó, khi được phân công nhiệm vụ, chị liền gọi về cho chồng, anh nói phải suy nghĩ thêm rồi tắt máy. “Tôi gọi lại rồi mô tả cho anh những công việc sẽ làm, ý nghĩa của nhiệm vụ.... Một giờ sau, anh gọi lại nói đồng ý. Tôi bước vào khóa huấn luyện. Tôi tự nhủ, sao đồng đội đi mà mình ở nhà được. Nói vậy nhưng tôi cũng hồi hộp lắm, chuyên môn, ngoại ngữ đã chuẩn bị, được tập huấn rất nhiều về các nghiệp vụ đảm bảo sức khỏe cho nhân viên của Liên hợp quốc nhưng đó là nhiệm vụ không phải đơn giản”, chị Thảo cho biết.

Chị Thảo hiện có một bé trai 4 tuổi. Khi mẹ đi làm nhiệm vụ ở Nam Sudan, bé ở nhà với bố và có bà ngoại phụ giúp. Chị cũng đã chia sẻ với con nhưng do con còn nhỏ quá, hơn nữa là con trai nên hiếu động, bé cũng chỉ biết mẹ đi công tác chứ không mường tượng ra là khoảng thời gian bao lâu. Hơn nữa, từ trước tới giờ chị vẫn thường xuyên đi trực, đi công tác xa nhà và bé vẫn ở nhà với bố và bà rất ngoan. Điều đó khiến chị yên tâm hơn rất nhiều, mặc dù biết rằng sẽ rất nhớ con và gia đình.

“Mình rất háo hức với nhiệm vụ này. Nó giúp mình có thêm trải nghiệm và trong cuộc đời cũng nên có những trải nghiệm như vậy”, chị Thảo vui vẻ nói.

Không chỉ giỏi chuyên môn mà còn là những sứ giả hòa bình, sứ giả văn hóa

Trong 10 “bóng hồng” đi làm nhiệm vụ tại Nam Sudan lần này, có một người được các em trong đội tin yêu gọi là chị cả - đó là Thiếu tá Bùi Thị Xoa (sinh 1975, bác sĩ Nha khoa tại Bệnh viện Quân y 7B).

Chị kể, lúc mới tham gia chị tưởng mình không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ bởi các chương trình huấn luyện và những tiêu chuẩn khắt khe của LHQ không hề đơn giản so với độ tuổi của chị. Những chuỗi ngày vất vả rồi cũng qua, cả đội ai cũng quyết tâm cao độ, mong chờ tới ngày chính thức lên đường tham gia nhiệm vụ.

Chị chia sẻ, thời gian đầu mới tham gia, mặc dù ở bệnh viện có bố trí chỗ ở cho cả đội nhưng mỗi ngày chị phải chạy xe máy từ TP.Biên Hòa (Đồng Nai) lên Bệnh viện Quân y 175 để tập luyện vì chị lo việc học hành của cậu con trai đang tuổi lớn, không được lơ là. Không yên tâm để vợ đi lại hàng ngày quá xa, chồng chị đã bàn với vợ bán nhà lên TP. Hồ Chí Minh sống để chị thuận tiện theo đuổi lịch huấn luyện, đồng thời chồng chị cũng chuyển công tác lên cùng vợ. Chị Xoa chia sẻ, cả đội thời gian qua đều phải trải qua những bài kiểm tra nghiêm ngặt về kỹ năng sinh tồn trong điều kiện môi trường châu Phi khắc nghiệt, sử dụng hệ thống thông tin liên lạc của Phái bộ, nhận diện bom, mìn, đào hầm trú ẩn…

chien si bac si viet nam san sang cho su menh quoc te cao ca

Sau 4 năm huấn luyện, cả đội đã sẵn sàng và hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí khắt khe của LHQ. “Dù không tận mắt chứng kiến những khó khăn, khắc nghiệt, thiếu thốn của nước bạn, nhưng theo dõi những thước phim tư liệu và nghe những người đàn anh từng thực hiện nhiệm vụ tình nguyện chia sẻ, chúng tôi cảm nhận nhiệm vụ của mình rất ý nghĩa, không phải ai cũng được giao. Nhiệm vụ lần này không chỉ là vinh dự bản thân, niềm tự hào của gia đình, mà có ý nghĩa rất lớn với mối quan hệ tốt của nước bạn và Việt Nam”, chị Xoa cho biết.

Những người lính bộ đội Cụ Hồ lúc nào cũng là những hình ảnh đẹp, để “đi dân quý, ở dân thương” là vậy. Họ đã sẵn sàng rời xa chốn phồn hoa, giữa chăn ấm đệm êm, giữa cuộc sống bình yên, để đem trái tim nhân ái chia sẻ cho những người bạn ở nơi xa còn vô cùng khó khăn. Đó là một vùng đất mà nghe nói nhiệt độ ban ngày lên tới 54 - 55 độ C và cả đất nước có vài chục km đường nhựa, còn lại là đường đất, sỏi đá. Dù thời gian 1 năm không phải quá dài nhưng sự hi sinh ấy vô cùng ý nghĩa và đáng trân trọng. Tất cả cán bộ, chiến sỹ đều mang trong mình sự quyết tâm, sẵn sàng đối mặt với khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Họ hiểu rõ rằng, mình không chỉ phải giỏi chuyên môn mà còn là sứ giả của hòa bình, văn hóa Việt Nam.

Các nữ quân y cũng thường ca hát, tập các tiết mục dân ca, mang theo những bộ áo dài in hình trống đồng, hoa sen, cô Ba Sài Gòn, áo tứ thân. Tết này, cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 sẽ đón một cái Tết đặc biệt. Dù còn hơn 4 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán nhưng các chiến sĩ cũng đã chuẩn bị mang theo cả nguyên liệu, các dụng cụ nhà bếp để làm những món ăn đậm hương vị quê hương, để đón một cái Tết cổ truyền đầm ấm, quen thuộc tại Nam Sudan. Các chị mong muốn ngoài chuyên môn, 10 bông hồng quân y sẽ để lại hình ảnh tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế về người phụ nữ Việt Nam đảm đang, duyên dáng.

V.H (t/h)

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Chiều 23/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Theo Thủ tướng, sau gần 6 thập kỷ hình thành và phát triển, có thể khẳng định chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay và cũng chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.
Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ (7/5/1954) là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Trên cương vị là Bí thư Ðảng ủy-Chỉ huy trưởng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò quan trọng trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ.

Đọc nhiều

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Trong bối cảnh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm đáng kể, các “ông lớn” bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng nhờ doanh ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đây là kiến nghị của ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc tại cuộc gặp Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vào ...
Quảng Ngãi: sở, ban, ngành chung tay bảo vệ, bảo đảm quyền con người

Quảng Ngãi: sở, ban, ngành chung tay bảo vệ, bảo đảm quyền con người

Sáng ngày 26/4/2024, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền cấp cơ ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động