Xuất khẩu thủy sản tháng 3/2022 ước đạt 900 triệu USD
Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Anh tăng mạnh Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Anh đạt gần 44 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. |
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện vượt 11 tỷ USD Tổng cục Hải quan cho biết, từ đầu năm đến 15/3, xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 11,13 tỷ USD, tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, so với cùng kỳ 2021, nhóm hàng này bị sụt giảm gần 600 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương giảm gần 5%). |
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu (XK) thủy sản tháng 3/2022 ước đạt 900 triệu USD, tăng 22,4% so với vùng kỳ 2021. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2022 ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 26,6% kế hoạch năm 2022 (9 tỷ USD).
Theo đánh giá từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), kết quả XK khả quan chủ yếu nhờ cá tra vẫn đang đà hồi phục mạnh, tăng 80% đạt 261 triệu USD trong tháng 3 với các tín hiệu tích cực về nhu cầu ở các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu (EU).
Lũy kế tới hết tháng 3/2022, XK cá tra ước đạt 646 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2021. Cá tra đang lấy lại vị thế trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản XK, đến nay chiếm 27% giá trị XK thuỷ sản.
Tôm vẫn giữ tỷ trọng cao nhất với 37% mang về hơn 345 triệu USD trong tháng 3, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, tổng XK tôm trong quý I đạt trên 900 triệu USD, cao hơn 37% so với quý I/2021. Nhu cầu tôm ở các thị trường chính đều cao cùng với giá XK trung bình tăng là những yếu tố giúp kim ngạch XK tôm vượt xa năm trước.
Ảnh minh họa |
Kết quả XK thủy sản 3 tháng đầu năm cũng cho thấy ngành thủy sản cho thấy khả năng phục hồi nhanh với nhiều nhà cung cấp thủy sản đã chuyển hướng thành công các chiến lược kinh doanh, hướng đến các kênh bán lẻ và thương mại điện tử khi đối mặt với sự thắt chặt đột ngột và nghiêm trọng của dịch vụ thực phẩm.
Chính vì nhờ hướng khai thác này, ngành chế biến xuất khẩu thủy sản đã có thể tiếp cận được người tiêu dùng nhanh nhất, hợp lý nhất để các sản phẩm thủy sản có mặt trên bàn ăn.
XK thuỷ sản trong tháng 4 sẽ tiếp tục bị tác động bởi chiến sự Nga – Ukraine, nhưng vẫn có động lực tăng trưởng ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, khi hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại đã trở lại trạng thái bình thường, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam lại tham gia các hội chợ thuỷ sản quốc tế để kết nối và mở rộng khách hàng.
Do vậy, dự báo XK thuỷ sản trong tháng 4 vẫn duy trì tăng trưởng 25% đạt 934 triệu USD. Theo đó, XK các loại cá biển có thể giảm 15%, nhưng XK cá tra vẫn tăng 80% và tôm sẽ tăng 20%, cá ngừ tăng 18%, mực, bạch tuộc tăng 25%.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản của các thị trường đang rất cao, các doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng. Giá nguyên liệu trong nước cũng tăng nên cả nông, ngư dân và doanh nghiệp đều tích cực sản xuất, lạc quan vào một năm bội thu.
Tháng 3/2022, xuất khẩu tôm có thể tăng 40% Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 40% trong tháng 3/2022 nhờ nhu cầu thị trường đang mạnh. Qua đó, xuất khẩu tôm cả năm nay dự kiến đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2021. |
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất từ đầu năm 2022 Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 415-420 USD/tấn hôm 17/3, tăng so với mức 410-415 USD một tuần trước. Đây là mức cao nhất của 3,5 tháng do nhu cầu ổn định và chi phí vận chuyển tăng. |