Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: cần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng
Thị trường xuất khẩu nông sản giàu tiềm năng
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản quan trọng của Việt Nam. Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2023.
Vận chuyển nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc |
Rau quả là mặt hàng được xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhất. Trong 9 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 2,75 tỷ USD, tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm trước. Các loại trái cây được Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất là sầu riêng, thanh long, chuối, mít và xoài…
Sở dĩ Trung Quốc thu mua nông sản từ thị trường Việt Nam là do sự thuận lợi về chi phí logistic, thời gian vận chuyển (chi phí rẻ hơn, thời gian nhanh hơn) và thói quen tiêu dùng của người dân nước này.
Ngoài rau quả, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc cũng tăng trưởng mạnh, một phần do sản lượng gạo của Trung Quốc dự kiến giảm trong khi nhu cầu vẫn cao.
Cơ hội nữa cho xuất khẩu nông sản Việt Nam là nhu cầu nhập khẩu nông sản của Trung Quốc ngày càng tăng do dân số đông, thu nhập tăng, nhu cầu tiêu dùng đa dạng, chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Coi trọng tiêu chuẩn chất lượng
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, ngoài đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, doanh nghiệp cần lưu ý đến những thay đổi của nhu cầu thị trường, chính sách quản lý xuất nhập khẩu trong các thời điểm. Chủ động nắm bắt thông tin, yêu cầu mới của thị trường, chủ động trong việc triển khai thủ tục hồ sơ, chủ động trong nghiên cứu đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu, chủ động trong việc tìm tòi, sản xuất các sản phẩm mới mà thị trường vừa có nhu cầu,…
Yêu cầu chất lượng cao đối với thanh long xuất khẩu |
Trung Quốc cũng là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, do đó doanh nghiệp cần hướng tới sản xuất các mặt hàng chất lượng cao. Tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của thị trường Trung Quốc. Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics đáng tin cậy và giải pháp vận chuyển hiệu quả để đảm bảo giao hàng kịp thời, an toàn đồng thời tiết kiệm chi phí.
Doanh nghiệp cũng cần xây dựng được các kho bảo quản nông sản ở các địa phương biên giới giúp bảo quản lâu hơn, giữ được chất lượng tốt khi đến thời hạn giao hàng.
Một số nội dung doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất khẩunông sản sang Trung Quốc- Tuân thủ các quy định về an toàn, chất lượng đối với nông sản xuất khẩu theo quy định luật pháp Trung Quốc. - Thực hiện thực hành nông nghiệp tốt (GAP), sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón có trách nhiệm, kiểm soát chất lượng nguyên liệu thô và thành phẩm. Có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bằng cách đặt tên, thiết kế logo, sáng tạo slogan, sử dụng màu sắc đặc trưng. Dán nhãn mác hàng hóa rõ ràng khi bán ra thị trường. - Nếu sản phẩm có giấy chứng nhận chất lượng thì sẽ được dán nhãn an toàn. Nhãn phải có thông tin liên quan bằng tiếng Trung đối với tất cả hàng hóa lưu thông trên thị trường Trung Quốc. - Nghiên cứu sở thích của người tiêu dùng Trung Quốc và đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp. Mở rộng thị trường sang các tỉnh, thành phố lớn hơn ở Trung Quốc, không chỉ tập trung vào khu vực biên giới. - Tìm kiếm, hợp tác với các đối tác tin cậy trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Ký kết hợp đồng rõ ràng với các điều khoản bảo vệ quyền và lợi ích của cả hai bên. |
Phòng ngừa rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao Mặc dù thị trường Trung Quốc đem tới nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro mới về kiểm soát chất lượng, lo ngại ùn ứ ở cửa khẩu vào mùa cao điểm. |
Hướng tới xúc tiến xuất khẩu thông minh sản phẩm nông nghiệp Theo nhiều chuyên gia, thời điểm hiện tại rất thích hợp phát triển cộng đồng xúc tiến xuất khẩu thông minh. Như vậy sẽ góp phần mở rộng thị trường quốc tế cho sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy Việt Nam tham gia sâu rộng chuỗi giá trị thực phẩm và đồ uống toàn cầu. |