Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sụt giảm ở nhiều thị trường chính
Tào Đạt 28/08/2021 19:14 | Sản phẩm dịch vụ
VASEP cho biết, sau khi tăng trưởng cao trong tháng 4, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam ngày càng chậm lại. Tính riêng tháng 7/2021, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt gần 65 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Như vậy, tính đến hết tháng 7/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt 420 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020, vẫn thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo các doanh nghiệp với sự gia tăng chi phí sản xuất, xuất khẩu và cước vận chuyển như hiện nay, tốc độ gia tăng giá trị xuất khẩu này không thực sự khả quan.
![]() |
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sụt giảm kể từ tháng 5/2021 - Ảnh minh họa |
Cũng theo VASEP, hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 3 tháng trở lại đây có xu hướng tăng trưởng chậm dần. Tính riêng trong tháng 7, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đạt 28,6 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng thấp hơn so với tháng 6 trước đó.
Theo phân tích của các doanh nghiệp, đa số nhà chế biến cá ngừ tại Mỹ thường mua hàng theo giá FOB mà hiện giá cước vận chuyển từ Châu Á tới Nam Mỹ tăng cao, dao động từ 2.500 – 12.000 USD/container. Điều này đã hạn chế đáng kể khả năng cạnh tranh của Việt Nam tại khu vực thị trường này, các lô hàng xuất khẩu sang thị trường này bị chậm lại. Và đồng thời điều này đang mang lại lợi thế cho các nước như Ecuador vì những nước này có thể giao hàng tới nhiều thị trường bằng xe tải.
Trái với thị trường Mỹ, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU trong tháng 7/2021 giảm 21% so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 7 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang EU đạt gần 87 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Nhìn chung, mặc dù giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này vẫn tăng so với cùng kỳ, nhưng từ tháng 5 trở lại đây lại có xu hướng giảm dần qua từng tháng.
Hiện xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang cả 3 thị trường nhập khẩu chính đều giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, xuất khẩu sang Italy giảm 34%, Đức giảm 40% và Tây Ban Nha giảm 12%.
Tại thị trường EU, giá cước vận chuyển tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các lô hàng xuất khẩu sang EU giảm. Thêm vào đó việc hạn ngạch ưu đãi thuế quan đối với các sản phẩm cá ngừ chế biến, như loin cá ngừ hấp đông lạnh mã HS16 theo thoả thuận trong Hiệp định EVFTA, được sử dụng hết cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho lô hàng xuất khẩu sang khối thị trường này bị chậm lại.
Là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang khối các nước CPTPP cũng không nằm ngoài xu hướng. Giá trị xuất khẩu sang khối thị trường này tiếp tục tăng so với cùng kỳ, tăng 6,5% đạt 7,4 triệu USD. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu qua từng tháng của năm 2021 cũng có xu hướng giảm dần. Đáng chú ý, trong tháng 7 xuất khẩu cá ngừ sang Canada đã có dấu hiệu sụt giảm, giảm 45% so với cùng kỳ năm 2020. Trái lại, xuất khẩu sang Mexico và Nhật Bản lại tiếp tục tăng, lần lượt là 2% và 413% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài 3 thị trường chính kể trên, xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính khác như Ai Cập, Philippines hay Trung Quốc cũng đang tiếp tục tăng trưởng trong tháng 7, tuy nhiên giá trị xuất khẩu cũng có xu hướng thấp hơn so với tháng trước đó.
Do sự bùng phát của làn sóng Covid-19 trên cả nước, các nhà máy chế biến và xuất khẩu cá ngừ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như chi phí sản xuất tăng, thiếu công nhân, thiếu nguyên liệu…, một số nhà máy tại các tỉnh như Long An và TP.Hồ Chí Minh phải tạm dừng sản xuất. Điều này dự kiến sẽ ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu cá ngừ trong những tháng tới.



Đáng chú ý
Hội nghị quán triệt, triển khai Quy định số 65-QĐ/TW của Bộ Chính trị Về luân chuyển cán bộ

Bài viết mới
Hải Dương xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà quy mô quốc tế

Thương nhân nước ngoài đăng ký thu mua vải thiều Bắc Giang

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.