Xuất hiện hiệu ứng nhóm ngành, phiên tăng điểm của VN-Index dẫn đầu châu Á
Định vị thị trường
Sau khi thị trường chứng khoán Mỹ đã lấy lại xu hướng tăng ngắn hạn với phiên bứt phá cuối tuần, các thị trường châu Á cũng dần lấy lại sự tự tin. Các chỉ số TWSE (+0,95%), KLSE (+0,49%), SET (+0,49%), HSI (+0,39%), SZI (+2%), SHCMP (+1,16%), đều tăng điểm trong đó SZI là chỉ số tăng mạnh nhất.
Biên độ tăng của VN-Index thuộc nhóm dẫn đầu khu vực, đạt 1,68%. Đồng thời, chỉ số cũng đã lấy lại xu hướng tăng ngắn hạn.
Chất xúc tác
Đồng hành với phiên tăng mạnh là sự trở lại khá tích cực của dòng tiền. Dù vẫn ở dưới mức bình quân 20 phiên, khớp lệnh của HOSE đã tăng 17,5% so với phiên thứ Sáu tuần trước.
Trong bối cảnh, các biến số vĩ mô như tỷ giá, lãi suất vẫn chưa thực sự thuận lợi, tín hiệu khởi sắc của dòng tiền sau đợt thoái lui và kỳ nghỉ lễ dài vẫn là điều đáng khích lệ. Hiện tỷ giá tự do vẫn đang được giao dịch trên 25.700 VND/USD trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng vẫn neo trên 4%. Các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 4,34%, 4,57% và 4,83%.
Với dòng tiền ngoại, đã có phiên thứ 2 mua ròng trên HOSE (+242 tỷ đồng). Qua đó, tổng giá trị mua ròng trong 2 phiên đã đạt gần 800 tỷ đồng. Các mã MWG (+101,5 tỷ đồng), DIG (+44,8 tỷ đồng), PDR (+41 tỷ đồng) được khối ngoại mua ròng nhiều nhất.
Vai trò của tiền ngoại cũng đang dần thu hẹp về quanh mức thông thường, đạt 7,3% tổng giao dịch 2 chiều. Đây cũng đồng thời là kết quả của việc nhà đầu tư nội đã có chuyển biến tâm lý.
Vận động thị trường
Nhờ sự quan tâm trở lại, hiệu ứng nhóm ngành đã xuất hiện ở một loạt các cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán, Dầu khí, Hàng không, Bán lẻ, Khu Công nghiệp, Thép.
Với các cổ phiếu Bất động sản, cổ phiếu TCH, NTL, NHA tăng trần trong khi DIG (+4,66%), NVL (+2,05%), PDR (+3,53%), DXG (+4,27%) cũng tăng khá tốt.
Còn các mã Chứng khoán cũng có các mã tăng trần như FTS, BSI, CTS trong khi ORS, AGR, VIX, HCM tăng trên 4%. Các mã BVS (+7,9%), MBS (+3,7%), PSI (+3,9%) trên HNX đều được dòng tiền lan tỏa theo.
Trong khi đó, nhóm Hàng không có đồng thời cả HVN và VJC tăng trần. Và các nhóm Bán lẻ, Khu Công nghiệp, Thép ghi dấu ấn của MWG (+4,7%), DGW (+3,4%), GVR (+6,1%), SIP (+5,2%), LHG (+4,2%), IJC (+3%), NKG (+2,6%), HPG (+2,3%), HSG (+2%).
Sắc xanh đã phủ hơn 75% số mã trên HOSE. VN-Index đóng cửa cao nhất phiên sau khi tăng 20,55 điểm lên 1.241 điểm (+1,68%). Tổng giá trị giao dịch của toàn sàn đạt 20.887 tỷ đồng, tương đương 864 triệu đơn vị.
Cũng theo thống kê, phiên hôm nay là phiên tăng điểm tốt nhất trong 5 phiên trở lại đây và cũng là phiên thứ 6 liên tiếp chỉ số đóng cửa trên 1.200 điểm.
Xu hướng tăng ngắn hạn của chỉ số cũng đã quay trở lại sẽ là tín hiệu để nhà đầu tư ưa thích giao dịch có thêm sự tự tin trong các quyết định giải ngân.
Trên HNX và UPCoM, yếu tố dòng tiền cũng ghi nhận với tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.900 tỷ đồng. HNX-Index và UPCoM-Index tăng lần lượt 1,78% và 0,97%.
Dòng tiền chưa trở lại sau nghỉ lễ, VN-Index vẫn lầm lũi hồi phục Rung lắc xuất hiện ngay phiên đầu tiên của tháng 5/2024 cùng với việc dòng tiền chưa quay trở lại nhưng chỉ số VN-Index vẫn đóng cửa cao nhất phiên. Rung lắc xuất hiện ngay phiên đầu tiên của tháng 5/2024 cùng với việc dòng tiền chưa quay trở lại nhưng chỉ số VN-Index vẫn đóng cửa cao nhất phiên. |
Tăng điểm trong ngày cơ cấu của ETFs nội, VN-Index có phiên thứ 5 liên tiếp trên mốc 1.200 điểm Tâm điểm của phiên giao dịch hôm nay là hoạt động cơ cấu danh mục của các ETFs nội với MWG là mã được chú ý nhất. Tuy nhiên, MWG vẫn duy trì được những vận động tích cực trong kênh giá tăng còn thị trường cũng có phiên thứ 5 giao dịch trên 1.200 điểm. |
Cổ phiếu GMD có lần đầu tiên vào CLB vốn hóa 1 tỷ USD trên HOSE Sau 5 tháng tăng điểm liên tục, VN-Index đã có tháng mất điểm đầu tiên với biên độ giảm 5,81%. Dù có sự hao hụt về lượng thành viên trong nhóm vốn hóa tỷ USD, một vài điểm sáng vẫn xuất hiện. |