Xây dựng Hạ Long trở thành thành phố du lịch văn minh, thân thiện
Phạm vi nghiên cứu trực tiếp trong ranh giới hành chính thành phố Hạ Long với diện tích 27.753,91 ha. Phạm vi nghiên cứu gián tiếp gồm các khu vực lân cận thành phố Hạ Long gồm: huyện Hoành Bồ (04 xã phía Nam huyện Hoành Bồ), thị xã Quảng Yên (02 phường, xã).
Mục tiêu của Quy hoạch là nâng cao vai trò vị thế của thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung trong khu vực và quốc tế; phát triển thành phố Hạ Long theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng, phát triển thành phố Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển văn minh, thân thiện, trung tâm dịch vụ - du lịch đẳng cấp quốc tế, với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại gắn với bảo tồn và phát huy Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Đồng thời, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị hiện đại, đồng bộ; phát huy vai trò là hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc; làm cơ sở để quản lý quy hoạch, xây dựng chính sách phát triển thành phố Hạ Long và triển khai tiếp công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng đô thị theo quy hoạch.
Du khách quốc tế thích thú khám phá vịnh Hạ Long.
Nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn lành mạnh, an toàn, từng bước xây dựng Hạ Long trở thành thành phố du lịch văn minh, thân thiện, UBND các phường tăng cường phối hợp quản lý và thường xuyên duy trì kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm pháp luật.
Các lực lượng chức năng đã tổ chức 3.502 lượt kiểm tra, xử lý và tuyên truyền hướng dẫn pháp luật, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 488 vụ, phạt tiền hơn 1 tỷ đồng, phát mại hàng hóa 501 triệu đồng, tiêu hủy hàng hóa trị giá 868 triệu đồng. Qua nhiều đợt kiểm tra quyết liệt đối với các cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch, thành phố ra quyết định đình chỉ có thời hạn hoạt động đối với 16 điểm kinh doanh phục vụ khách du lịch Trung Quốc do không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ.
Thành phố chủ động phát huy hiệu quả vai trò quản lý Nhà nước đối với di sản vịnh Hạ Long, nhất là công tác chấn chỉnh môi trường kinh doanh du lịch, đảm bảo hài hòa giữa công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long.
Cũng theo ông Hải, đến nay, tình trạng đeo bám tàu du lịch, bán hàng rong trên vịnh, nâng giá, “chặt chém” khách du lịch đã được khắc phục, tạo môi trường kinh doanh du lịch trên vịnh ổn định, văn minh.
Vẻ đẹp hang Sửng Sốt khiến không ít du khách trầm trồ.
Công tác quản lý tàu du lịch hoạt động trên vịnh được chú trọng, hoạt động vận chuyển khách từng bước được quản lý chặt chẽ, nhất là từ khi chuyển cảng tàu khách từ Bãi Cháy về cảng quốc tế Tuần Châu, vì vậy, tạo ấn tượng, hình ảnh tốt đẹp đối với du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan vịnh Hạ Long.
Vịnh Hạ Long tuyệt đẹp khi hoàng hôn buông xuống.
Với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp, hoạt động du lịch Hạ Long ngày càng khởi sắc. Điều này cho thấy số lượng khách du lịch đến tham quan vịnh Hạ Long ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2017, thành phố đón 7,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, khách quốc tế đạt 3,2 triệu lượt. 5 tháng năm 2018, tổng khách du lịch đạt gần 4 triệu lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ. Tổng thu từ du lịch đạt hơn 7.000 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ.
Thành phố Hạ Long là đô thị dịch vụ - du lịch quốc gia, có tầm quốc tế, gắn với Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; là thành phố cấp vùng, trung tâm kinh tế, cảng biển, công nghiệp; trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vành đai kinh tế ven biển Bắc Bộ, vùng duyên hải Bắc Bộ; là trung tâm hành chính, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo của tỉnh Quảng Ninh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Đông Bắc; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng; là thành phố phát triển theo mô hình đô thị thông minh, đô thị xanh, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hâ%3ḅu.
Đ.H (t/h)