Trang chủ Chính trị - Xã hội
16:00 | 03/11/2021 GMT+7

Xác định 4 nhóm nhiệm vụ chủ yếu trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế

aa
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã trình bày dự kiến Kế hoạch của Chính phủ triển khai Kết luận số 19-KL/TW và Đề án của Đảng đoàn Quốc hội về định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và các giải pháp bảo đảm thực hiện.
Xác định 4 nhóm nhiệm vụ chủ yếu trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn báo cáo tại Hội nghị

Tại Hội nghị triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV sáng 3/11, đại diện Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn trình bày dự kiến Kế hoạch của Chính phủ triển khai Kết luận số 19-KL/TW và Đề án của Đảng đoàn Quốc hội về định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và các giải pháp bảo đảm thực hiện.

Trên cơ sở các nội dung, định hướng nhiệm vụ được nêu tại Kết luận số 19-KL/TW và Đề án của Đảng đoàn Quốc hội, dự kiến Kế hoạch của Chính phủ đã xác định một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gắn với trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan liên quan trong tổ chức thực hiện.

Kế hoạch xác định 4 nhóm nhiệm vụ chủ yếu

Thứ nhất, tổ chức quán triệt nội dung Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị, Đề án của Đảng đoàn Quốc hội và Kế hoạch triển khai thực hiện của Chính phủ. Nhiệm vụ này được giao cho Bộ Tư pháp và các Bộ thực hiện ngay và hoàn thành trong tháng 11/2021.

Thứ hai, tập trung soạn thảo, xây dựng, trình các dự án, dự thảo đã có trong Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và 2022. Đây là nhiệm vụ cần tập trung ưu tiên, tập trung nguồn lực để thực hiện. Chính phủ giao trách nhiệm cho 9 bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo các dự án, dự thảo theo các Quyết định phân công của Thủ tướng Chính phủ về thực thiện Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và 2022 trình Quốc hội đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Thứ ba, tiếp tục tập trung nghiên cứu, rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết hiện hành, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các dự án, dự thảo đã được xác định trong Đề án của Đảng đoàn Quốc hội.

Theo đó, Chính phủ giao các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện rà soát, nghiên cứu tổng kết đánh giá thực tiễn pháp luật hiện hành, gắn với nhiệm vụ lập pháp, chuẩn bị các dự án, dự thảo. Trọng tâm là đánh giá đầy đủ về mức độ phù hợp, tính khả thi, hiệu quả thực tế, những nội dung bất cập, hạn chế, vướng mắc trong triển khai thực hiện; trên cơ sở đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, pháp lệnh theo nội dung định hướng đã được xác định theo Đề án.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, rà soát, tổng kết, đánh giá pháp luật, nếu thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, pháp lệnh theo nội dung định hướng đã được xác định theo Đề án, các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện: Tiến hành lập đề nghị xây dựng dự án luật, pháp lệnh. Báo cáo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Phối hợp với Bộ Tư pháp báo cáo để bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các năm 2022 hoặc đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các năm 2023 - 2026 thuộc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, đổi mới tư duy trong nghiên cứu khoa học pháp lý cũng như tư duy lập pháp phục vụ có hiệu quả công tác xây dựng thể chế, pháp luật trong giai đoạn hiện nay theo Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án của Đảng đoàn Quốc hội, đồng thời, phục vụ việc xây dựng Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 để trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét ban hành.

Xác định 4 nhóm nhiệm vụ chủ yếu trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật

Về giải pháp trọng tâm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật.

Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chấp hành nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật. Quan tâm đầu tư nguồn lực thỏa đáng cho công tác này; chú trọng việc đề xuất xây dựng, trình các dự án luật để kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn được xác định trong Đề án về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ này.

Chính phủ tập trung chỉ đạo, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kiên quyết không xem xét các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các dự án luật, dự thảo không bảo đảm chất lượng, thủ tục, thời hạn trình theo quy định. Tiếp tục chỉ đạo rào soát, xử lý triệt để các quy định trái pháp luật, các quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu thống nhất; các quy định không còn phù hợp với thực tiễn, nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, hỗ trợ thúc đẩy phục hồi kinh tế - xã hội để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch có hiệu quả; đồng thời, nghiên cứu đề xuất thí điểm quy định đối với những vấn đề cấp bách, cần thiết mà thực tiễn đã đặt ra trong bối cảnh tình hình mới.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị, Đề án của Đảng đoàn Quốc hội, Kế hoạch của Chính phủ cũng như các giải pháp cụ thể gắn với trách nhiệm của từng bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương.

Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải trực tiếp phụ trách chỉ đạo công tác xây dựng thể chế theo đúng yêu cầu của Chính phủ, ưu tiên tập trung thời gian, nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật, yêu cầu các địa phương tham gia, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong công tác xây dựng pháp luật.

Chú trọng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý vào xây dựng pháp luật. Hiện đại hóa phương thức, phương tiện xây dựng pháp luật. Khai thác, ứng dụng thành tựu của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ số để đổi mới phương pháp, rút ngắn quy trình, tiết giảm thời gian, nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

Chính phủ đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tiếp tục phối hợp với Chính phủ ngay từ giai đoạn đầu trong công tác xây dựng pháp luật, thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính phủ trong quá trình nghiên cứu, rà soát, đề xuất xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết có liên quan đã được xác định trong Đề án.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội theo quy định của pháp luật, đặc biệt là phản biện các chính sách quan trọng trong các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Cải cách hành chính là động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế Cải cách hành chính là động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế
Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà - Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng giải pháp quan trọng, động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội lúc này là cải cách thủ tục hành chính.
Doanh nghiệp Hà Nội mong cải cách thủ tục hành chính triệt để hơn Doanh nghiệp Hà Nội mong cải cách thủ tục hành chính triệt để hơn
Tại "Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp trên địa bàn trong bối cảnh dịch COVID-19" của Hà Nội, diễn ra ngày 6/11, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các kiến nghị, mong muốn chính quyền thành phố đẩy mạnh cải cách hành chính, để doanh nghiệp có thể tiếp cận thuận lợi với các nguồn lực hỗ trợ.
Hà Nội: 100% cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm Hà Nội: 100% cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức TP Hà Nội giai đoạn 2022-2025. Theo đó, 100% cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm.
Chi Dân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam-Lào chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng

Việt Nam-Lào chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên cùng nhau phối hợp, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, góp phần tham mưu với hai Đảng, hai Nhà nước.
Cà Mau xác định chuyển đổi số sẽ tạo động lực tăng trưởng mới

Cà Mau xác định chuyển đổi số sẽ tạo động lực tăng trưởng mới

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau luôn luôn tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo ra những động lực tăng trưởng mới; trong đó, tỉnh quyết tâm hiện thực hóa chương trình chuyển đổi số với 3 trụ cột.
Chủ tịch nước chủ trì phiên họp thứ 4 Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền

Chủ tịch nước chủ trì phiên họp thứ 4 Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền

Sáng 25/7, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo.

Các tin bài khác

Sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thu hút sự chú ý tại Lễ hội ManiFiesta (Bỉ)

Sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thu hút sự chú ý tại Lễ hội ManiFiesta (Bỉ)

Lễ hội ManiFiesta (Đoàn kết), sự kiện thường niên do đảng Lao động Bỉ (PTB) tổ chức, đã trở thành một điểm gặp gỡ quan trọng cho những người lao động và tầng lớp lao động trên toàn nước Bỉ. Diễn ra trong hai ngày 7 - 8/9 tại thành phố biển Ostende, lễ hội năm nay chào đón hơn 15.000 khách tham quan, với nhiều hoạt động đa dạng và phong phú.
Nga luôn coi Việt Nam là đối tác tin cậy, người bạn thủy chung

Nga luôn coi Việt Nam là đối tác tin cậy, người bạn thủy chung

Từ ngày 8 đến 10/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga. Nhân sự kiện này, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi đã trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Nga về mục đích, ý nghĩa và những nét nổi bật của chuyến thăm.
Dân tộc “tri âm”

Dân tộc “tri âm”

Đất nước Nga đào tạo hàng triệu sinh viên, học sinh từ khắp thế giới nhưng cũng chỉ người Việt Nam là các thầy cô Nga nhận làm ruột thịt nhiều nhất, bền nhất và thật nhất. Phần lớn những người Việt đã từng sống ở Nga, kết tình với người Nga đều chung tâm cảm rằng: cứ nghe đến Nga hay Liên Xô thì đã mừng rỡ, bồi hồi và tin tưởng, thân thương lắm rồi. Lòng không chút gợn, không chút hoài nghi. Nói cười không cần giao đãi…
Chiều nay Phó Thủ tướng chủ trì họp ứng phó Bão Yagi

Chiều nay Phó Thủ tướng chủ trì họp ứng phó Bão Yagi

Chiều nay (5/9), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ chủ trì cuộc họp với các tỉnh, thành triển khai biện pháp ứng phó bão số 3 (bão Yagi).

Đọc nhiều

Lực lượng hải quân giúp nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3

Lực lượng hải quân giúp nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 đổ bộ vào đất liền gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh... Lực lượng Hải quân đã khẩn trương cứu hộ các ngư dân gặp nạn trên biển do ảnh hưởng của bão, đồng thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau bão.
Gần 500 khách mời tham dự hội thảo các nhà khoa học trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc 2024

Gần 500 khách mời tham dự hội thảo các nhà khoa học trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc 2024

Ngày 8/9, tại Đại học Hàn Quốc, thủ đô Seoul, dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam và văn phòng đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (VSAK) đã tổ chức hội thảo các nhà khoa học trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 10 năm 2024 (ACVYS 2024).
Sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thu hút sự chú ý tại Lễ hội ManiFiesta (Bỉ)

Sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thu hút sự chú ý tại Lễ hội ManiFiesta (Bỉ)

Lễ hội ManiFiesta (Đoàn kết), sự kiện thường niên do đảng Lao động Bỉ (PTB) tổ chức, đã trở thành một điểm gặp gỡ quan trọng cho những người lao động và tầng lớp lao động trên toàn nước Bỉ. Diễn ra trong hai ngày 7 - 8/9 tại thành phố biển Ostende, lễ hội năm nay chào đón hơn 15.000 khách tham quan, với nhiều hoạt động đa dạng và phong phú.
Ông Trần Việt tái đắc cử Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tỉnh Tuyên Quang

Ông Trần Việt tái đắc cử Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tỉnh Tuyên Quang

Ngày 7/9 tại Tuyên Quang, Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2024-2029.
Vùng 1 Hải quân đã tìm thấy thêm một thi thể ngư dân mất tích trên biển

Vùng 1 Hải quân đã tìm thấy thêm một thi thể ngư dân mất tích trên biển

Sáng 10/9, Vùng 1 Hải quân vẫn tiếp tục phối hợp cùng các lực lượng tìm kiếm các nạn nhân mất tích trên biển.
Khẩn trương huy động lực lượng tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển Hạ Long

Khẩn trương huy động lực lượng tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển Hạ Long

Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân vẫn đang tiếp tục huy động lực lượng tìm kiếm ngư dân mất tích khu vực biển Vịnh Hạ Long.
Lực lượng hải quân giúp nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3

Lực lượng hải quân giúp nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 đổ bộ vào đất liền gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh... Lực lượng Hải quân đã khẩn trương cứu hộ các ngư dân gặp nạn trên biển do ảnh hưởng của bão, đồng thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau bão.
nhung viec nen va khong nen lam khi bao yagi do bo
8 thang nam 2024 khach du lich quoc te den ha noi tang 42
inforgraphics ngay hoi van hoa huu nghi sac mau asean
infographics cac truong hop duoc doi cap lai hoac thu hoi giay phep lai xe tu 112025
inforgraphic nhung dieu can biet ve tro cap huu tri xa hoi
con dao top 4 diem den hoang so tuyet dep chua duoc danh gia dung tam
canh bao tinh trang mao danh ngan hang nha nuoc gui link cap nhat thong tin sinh trac hoc
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động