Toàn bộ công chức Hà Nội được đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm
Cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm |
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 46-KH/TU ngày 29/10/2021 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức TP Hà Nội giai đoạn 2022-2025.
Để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng theo Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội; Chương trình số 01-CT/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị TP trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025”, TP Hà Nội sẽ tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đương chức và quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; cán bộ, công chức trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện, cấp thành phố.
Thành phố Hà Nội cũng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố; viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP Hà Nội; viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, cơ quan tương đương sở, UBND quận, huyện, thị xã; đại biểu HĐND các cấp.
Mục tiêu đến năm 2025, cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có 40% được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; 100% cán bộ được quy hoạch vào các chức danh cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý được đào tạo cao cấp lý luận chính trị; 100% cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý được bồi dưỡng, cập nhật, bổ sung kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Chính trị.
Đối với cán bộ, công chức, 100% cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên có trình độ chuyên môn đại học, lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Bảo đảm hàng năm ít nhất 80% cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.
Bồi dưỡng cán bộ, công chức là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay |
Đối với cán bộ, công chức cấp xã, 100% cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên và chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm. Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ. 20% cán bộ, công chức cấp xã và 15% cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp xã dưới 40 tuổi được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định.
Đối với viên chức, 100% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; 100% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm. Hàng năm, ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp; cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành.
Ngoài ra, 100% đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được bồi dưỡng kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động. Đại biểu được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động ít nhất 1 lần trong nhiệm kỳ.
Hà Nội, TP.HCM bổ nhiệm nhân sự, lãnh đạo mới Hà Nội và TP.HCM vừa đồng loạt triển khai các quyết định về công tác cán bộ tại địa phương, điều động, bổ nhiệm hàng loạt nhân sự, lãnh đạo mới. |
Cải cách hành chính là động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà - Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng giải pháp quan trọng, động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội lúc này là cải cách thủ tục hành chính. |
Doanh nghiệp Hà Nội mong cải cách thủ tục hành chính triệt để hơn Tại "Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp trên địa bàn trong bối cảnh dịch COVID-19" của Hà Nội, diễn ra ngày 6/11, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các kiến nghị, mong muốn chính quyền thành phố đẩy mạnh cải cách hành chính, để doanh nghiệp có thể tiếp cận thuận lợi với các nguồn lực hỗ trợ. |