WHO: Chưa cần thiết phải tiêm phòng đại trà đối với bệnh đậu mùa khỉ
WHO không khuyến cáo sử dụng vaccine tiêm đại trà cho người dân (Ảnh minh họa). |
Sputniknews đưa tin ngày 15/8, Tiến sỹ Rosamund Lewis, chuyên gia phụ trách các bệnh đậu mùa trong chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuyên bố tổ chức này chưa thấy cần thiết phải tiêm phòng đại trà ngay lập tức chống lại bệnh đậu mùa khỉ.
Trao đổi với tờ The Washington Post, bà Rosamund Lewis cho biết: "Việc tiêm phòng hàng loạt chưa được khuyến khích đối với bệnh đậu mùa khỉ."
Bà Rosamund Lewis cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải ưu tiên phân phối vaccine và các biện pháp đối phó khác, cùng với việc tiếp cận xét nghiệm, đồng thời kêu gọi các chính phủ cung cấp vaccine và viện trợ y tế cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
Hồi tháng Bảy, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã thông báo đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.
Hơn 31.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được ghi nhận tại hơn 70 quốc gia và 12 trường hợp tử vong do căn bệnh này.
BS Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết: WHO không khuyến cáo sử dụng vaccine tiêm đại trà cho người dân. Một số vaccine đã được đăng ký lại để được phép sử dụng trong trường hợp việc tiêm chủng cần được thực hiện. Việc tiêm chủng vaccine đậu mùa khỉ có thể được tiến hành cho các nhóm đối tượng như sau: Người đã tiếp xúc với người bệnh- tiêm phòng sau phơi nhiễm. Người hỗ trợ các trường hợp mắc bệnh- tiêm chủng chủ động cho nhóm này để phòng ngừa lây nhiễm gồm nhân viên y tế, nhân viên làm việc tại các phòng xét nghiệm. "Hiện tại căn cứ trên sự rủi ro, lợi ích, cộng thêm virus đậu mùa khỉ không dễ lây lan, bệnh có thể tự khỏi nên chúng ta không cần tiêm chủng đại trà vào thời điểm này"- Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnD |
Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ Theo đó, tại y tế xã/phường, quận/huyện sẽ điều trị ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh nhẹ có các triệu chứng thông thường của bệnh. Tuyến tỉnh, trung ương sẽ tiếp nhận ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ trở nặng (trẻ sơ sinh, người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, bệnh nền, phụ nữ mang thai), ca bệnh có biến chứng nặng. Các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh cần theo dõi, xem xét chuyển tuyến điều trị: Giảm thị lực. Giảm ý thức, hôn mê, co giật. Suy hô hấp. Chảy máu, giảm số lượng nước tiểu. Các dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. |