Vùng biên Bản Máy, Lao Chải khởi sắc
Chợ nổi - nét văn hóa đặc sắc vùng sông nước Việt Nam Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây. Chợ họp trên sông, giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm ghe, thuyền, xuồng của cư dân. |
Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân thi đua rèn luyện, bảo vệ vững chắc biển, đảo Tổ quốc Nhân dịp kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và chào mừng Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Vùng 3 Hải quân lần thứ X, ngày 22/5, tại Đà Nẵng, tuổi trẻ Vùng 3 tổ chức Hội trại “Tuổi trẻ giữ biển” với chủ đề: "Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân thi đua rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ; bảo vệ vững chắc biển, đảo Tổ quốc". |
Bản Máy là xã vùng biên đặc biệt khó khăn, có đường biên giới dài 19,615 km tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc; với 4 thôn, 16 cụm dân cư, gồm 7 dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 68,5%, hộ cận nghèo chiếm 18,8%, còn lại là hộ có mức sống trung bình.
Được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước cùng với sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong xã, Bản Máy đã có sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Để có được kết quả đó, Đảng bộ xã triển khai nhiều mô hình, đề án nâng cao nhận thức, tạo sinh kế, giúp đồng bào cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Trong đó xác định đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước đảm bảo an ninh lương thực là một trong những giải pháp trọng tâm.
Lãnh đạo Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và xã Bản Máy kiểm tra diện tích cải tạo vườn tạp của gia đình ông Vàng Diu Quáng, thôn Tả Chải. Ảnh: Hà Giang |
Đến nay, tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 876 ha, tổng sản lượng lương thực đạt trên 1.705 tấn. Cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân gieo trồng đúng thời vụ; đưa các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương như: Trâu, bò sinh sản, lợn đen, dê… vào chăn nuôi. Hiện toàn xã có trên 860 con trâu, gần 560 con bò, 1.040 con dê, 2.300 con lợn và trên 15.500 con gia cầm; sản lượng thịt hơi hàng năm xuất bán ước đạt 8,5 tấn các loại, giá trị đạt trên 800 triệu đồng. Nếu như trước kia, đời sống kinh tế của bà con chủ yếu dựa vào cây trồng truyền thống cho năng suất thấp, thì nay những loại cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao như: Lúa lai, ngô lai và các loại cây ăn quả như thanh long, hồng không hạt, mận, máu… được người dân đưa vào gieo trồng ngày càng phổ biến, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con.
Thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy Hà Giang về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, xã Bản Máy ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc, đồng thời tổ chức buổi lễ phát động. Qua đó, thu hút nhiều hộ gia đình tham gia thực hiện, các mô hình cải tạo vườn tạp mang lại hiệu quả bước đầu, lũy kế tổng giá trị cho thu hoạch 27 triệu đồng/1 hộ, trong đó thu hoạch từ rau, củ, quả các loại 6 triệu đồng và thu từ chăn nuôi 21 triệu đồng.
Kinh tế phát triển tạo đà thuận lợi để xã Bản Máy thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia. Với phương châm: Dễ làm trước, khó làm sau; việc nào cần ít kinh phí làm trước, cần nhiều kinh phí làm sau..., chương trình nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân, qua đó bà con đã hiến đất, đóng góp ngày công xây dựng, hiện tại xã đạt 13/19 tiêu chí.
Công tác giáo dục từng bước được nâng lên, tỷ lệ duy trì sỹ số học sinh hàng ngày đạt 98%; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, 6 - 14 tuổi đến trường đạt 99%; hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; tốt nghiệp THCS đạt 100%. Đời sống văn hóa tinh thần ngày càng được quan tâm, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” có nhiều chuyển biến tích cực. Đồng bào các dân tộc phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách và sự lãnh đạo của Đảng, tạo được sự đồng thuận trong xã hội.
Vùng đất xa xôi, khó khăn của huyện Hoàng Su Phì ngày nào giờ đang từng bước thay da đổi thịt. Dọc tuyến đường là màu xanh của những vườn cây ăn quả có giá trị cao, đây là tiền đề vững chắc cho xã vùng biên Bản Máy thêm phát triển trong tương lai.
Lao Chải là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Vị Xuyên với đường biên giới dài, giao thông chia cắt, thời tiết khắc nghiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Toàn xã có 444 hộ, hơn 2.340 khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông; tỷ lệ hộ nghèo trên 36%, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 14 triệu đồng/năm. Để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, những năm qua, người dân Lao Chải đã tập trung chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển chè Shan tuyết và Thảo quả.
Lực lượng vũ trang xử lý bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, giúp người dân Lao Chải cải tạo vườn tạp. |
Đến nay, toàn xã đã có trên 110 ha chè Shan tuyết cho thu hoạch với sản lượng trên 60 tấn chè búp tươi mỗi năm; 440 ha Thảo quả cho thu hoạch, sản lượng ước đạt gần 130 tấn quả tươi/năm; tổng đàn trâu, bò đạt gần 1.000 con; đàn lợn, dê gần 1.500 con. Những tuyến đường bê tông, công trình vệ sinh xây dựng nông thôn mới đang hiện hữu từ sự chung tay, góp sức của toàn dân.
Bí thư Đảng ủy xã Lao Chải Giàng Văn Khoa cho biết: “Việc rà phá bom mìn, vật nổ còn lại sau chiến tranh là rất quan trọng và ý nghĩa, giúp nhân dân ổn định cuộc sống, có đất canh tác và đảm bảo an toàn cho các lực lượng tuần tra biên giới. Sau khi Công ty 319 bàn giao diện tích đất sạch bom mìn, xã sẽ giao cho người dân để phát triển trồng rừng, thảo quả, nâng cao thu nhập”.
Vùng biên viễn Lao Chải đang xanh lại màu xanh cuộc sống với những rừng chè Shan tuyết cổ thụ, thảo quả, cây vụ Đông trên ruộng bậc thang, cây ăn quả từ những mảnh vườn tạp được cải tạo và tới đây là rừng quế, rừng keo trên những mảnh đất vừa sạch bom mìn.
Lễ hội Hoa sim biên giới lần thứ I với chủ đề “Sắc màu biên cương” Trong hai ngày 14-15/5/2022, UBND thành phố Móng Cái, Quảng Ninh sẽ tổ chức Lễ hội Hoa sim biên giới lần thứ I với chủ đề “Sắc màu biên cương” tại xã Hải Sơn. |
Hơn 70 quốc gia cùng bàn về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu Dự kiến sẽ có đại diện hơn 70 quốc gia tham dự Hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu dự kiến sẽ được tổ chức trong hai ngày 12 và 13/5 tại Hà Nội. |