Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
19:58 | 04/12/2016 GMT+7

Vụ biểu tình khiến Hoa kiều ở Indonesia khiếp sợ: Ký ức kinh hoàng 1200 người Hoa bị thảm sát

aa
Vụ biểu tình phản đối Thị trưởng Hoa kiều mới đây tại Indonesia đã khiến cộng đồng người Hoa tại đất nước này run sợ. Họ lo lắng vụ "tháng Năm đen tối" 18 năm trước sẽ tái hiện.

Vụ biểu tình phản đối Thị trưởng gốc Hoa Basuki Tjahaja Purnama xảy ra liên tiếp vào 4/11 và 2/12 tại Jakarta, Indonesia đang khiến nhiều Hoa kiều tại đất nước này e sợ.

Họ cho rằng, nếu chính phủ Indonesia không tìm cách khống chế nhóm người biểu tình, phong trào biểu tình có thể sẽ biến thành cuộc xung đột đẫm máu, làn sóng "bài Hoa" 18 năm trước đây sẽ lại tái hiện.

Truyền thông Hồng Kông dẫn lời một tiểu thương Hoa kiều có tên Alexander cho biết, cộng đồng người Hoa hiện nay vẫn còn ám ảnh về vụ bạo loạn năm 1998.

Người này kể, anh ta nghe nói, nếu chính phủ (Indonesia) không thể kiểm soát nhóm người biểu tình, điều khủng khiếp chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu điều này trở thành sự thực, những Hoa kiều giàu có có thể sẽ bỏ chạy sang Singapore hoặc các quốc gia khác còn những người thuộc tầng lớp như anh ta thì chỉ có thể hy vọng mà thôi.

Vụ bạo động tháng 5/1998 hay còn được truyền thông Trung Quốc gọi là "Bạo động tháng Năm đen tối" tại Indonesia.

Đây là sự kiện bạo lực quần chúng có tính chất chủng tộc, phát sinh trên khắp Indonesia, chủ yếu tại Medan (4–8 tháng 5), Jakarta (12–15 tháng 5), và Surakarta(13–15 tháng 5).

Bạo động bắt nguồn từ các vấn đề kinh tế, liên quan đến vấn đề thiếu thực phẩm và thất nghiệp hàng loạt. Cuộc bạo loạn đã khiến Tổng thống Suharto phải từ nhiệm.

Các mục tiêu chủ yếu trong bạo động là người Hoa - nhóm người chiếm thiểu số - 3 % dân số lúc bấy giờ nhưng kiểm soát 80% lĩnh vực thương mại tư nhân tại Indonesia.

Theo một số thống kê, ước tính có hơn nghìn người thiệt mạng trong bạo động. Có ít nhất 168 trường hợp phụ nữ Hoa kiều bị cưỡng hiếp và thiệt hại vật chất trị giá khoảng 3,1 nghìn tỷ rupiah.

Jakarta 1998: Cửa hàng và ngôi nhà đổ nát của Hoa kiều

vu bieu tinh khien hoa kieu o indonesia khiep so ky uc kinh hoang 1200 nguoi hoa bi tham sat

Nhóm người biểu tình đốt xe và cướp đồ trong cửa hàng của người Hoa tại Jakarta hôm 14/5/1998. (Ảnh: BBC)

Chân Yên - ký giả tờ Đa chiều (Mỹ) đến Jakarta ngày 13/5/1998 - ngày thứ hai của cuộc biểu tình.

Chân kể, cô ở trọ trong nhà của một ông chủ Hoa kiều họ Hoàng. Ông từng dặn cô, đại sứ quán Trung Quốc đã gọi điện đến thông báo, tình hình bên ngoài rất nguy hiểm, không nên ra ngoài.

Buổi chiều, tivi liên tục đưa tin và hình ảnh về những công xưởng, cửa hàng và ngôi nhà của giới Hoa kiều bị đập phá, cướp bóc và đốt cháy. Mãi sau, lực lượng vũ trang mới xuất hiện tại trung tâm thành phố, xe tăng, xe bọc thép cũng được lệnh tiến vào quảng trường trung tâm thành phố Jakarta.

Phía quân đội tuyên bố tiến hành giới nghiêm ở một số khu vực trong thành phố.

Màn đêm buông xuống, các con phố trở nên tĩnh mịch đến ghê người, thỉnh thoảng tiếng giày da của lực lược cảnh sát tuần tra vang lên từng hồi.

Ông chủ Hoàng lúc này đang khiêng một chiếc thang, nhìn thấy Chân, ông liền nói: "Nếu đám đông xông vào từ cửa trước, chúng ta đừng quan tâm đến những đồ đạc khác mà hãy trèo thang này lên phòng trên để trốn".

Ngày 14/5, thông báo trên đài truyền hình quốc gia Indonesia cho biết, một trung tâm điện máy của Hoa kiều ở Jakarta đã bị cướp sạch, một cửa hàng ăn khác cũng đã bị thiêu trụi, rất nhiều các công xưởng, xe ô tô của các Hoa kiều đều bị phá hủy.

vu bieu tinh khien hoa kieu o indonesia khiep so ky uc kinh hoang 1200 nguoi hoa bi tham sat

Ảnh: Getty

Chân còn nghe nói, đến cả nhà tang lễ cũng trở thành mục tiêu tấn công của đám đông này. Họ xông vào nhà tang lễ, bật nắp quan tài và tìm đồ được mai táng theo người mất...

Tình hình tại Jakarta ngày càng xấu đi, hầu hết các Hoa kiều bỏ chạy đến sân bay với hy vọng đến được nước khác lánh nạn một thời gian. Một số nhân viên của các tổ chức đầu tư Trung Quốc tại Indonesia cũng được lệnh sơ tán khỏi Jakarta.

Tuy nhiên, trên đường ra sân bay, nhóm đông biểu tình đã lập rào rắn nhằm chặn cướp xe chạy qua. Để đảm bảo an toàn, một số người đã phải thuê xe cấp cứu hoặc xe tang, số người khác được xe quân đội hộ tống.

Chiều 14/5, tình hình bạo loạn ở Jakarta bắt đầu lan rộng sáng các vùng xung quanh.

Chân kể, một siêu thị gần nhà ông Hoàng đã bị đám đông cướp bóc, đập phá tan tành. Những siêu thị và cửa hàng ăn nhanh khác dù được bộ đội bảo vệ nhưng vẫn có rất nhiều người bao vây xung quanh.

Ngày 16/5, đài truyền hình quốc gia Indonesia phát đi thông báo của quân đội: Lực lượng vũ trang chấp hành nhiệm vụ có quyền nổ súng với nhóm bạo động, cướp bóc. Sau thông báo đó, tình hình mới có dấu hiệu được xoa dịu.

Trong hơn một tuần sau bạo loạn, hầu hết các ngân hàng, doanh nghiệp và tòa nhà công cộng vẫn đóng cửa tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Một số văn phòng chính phủ mở cửa trở lại nhằm kỷ niệm ngày Nhận thức quốc gia Indonesia 20/5.

"M. đáng bị cưỡng hiếp, vì m. là người Hoa"

vu bieu tinh khien hoa kieu o indonesia khiep so ky uc kinh hoang 1200 nguoi hoa bi tham sat

Nhóm người Hoa tháo chạy trong cuộc bạo loạn năm 1998. (Ảnh: Internet)

Báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo cho biết, vụ bạo loạn ở Jakarta từ ngày 13-15/5 đã khiến hơn 1200 người thiệt mạng, trong đó đa phần là người Hoa và hơn 5000 gian hàng, nhà ở của cộng đồng người Hoa bị phá hủy.

Đặc biệt, có hàng trăm trường hợp phụ nữ Hoa kiều bị cưỡng bức. Báo đảng Trung Quốc dẫn nguồn Tổ chức phụ nữ Indonesia cho hay, có khoảng 170 phụ nữ Hoa kiều là nạn nhân của các vụ cưỡng bức này.

Tờ Takungpao (Hồng Kông) dẫn The New York Times (Mỹ) tiết lộ, một thành viên trong nhóm bạo động đã nói với nạn nhân rằng, "vì mày là người Hoa nên mày bị cưỡng hiếp".

Theo tờ này, những vụ hãm hiếp tập thể liên tục diễn ra khiến dư luận phẫn nộ. Rất nhiều vụ cưỡng hiếp tập thể có hình thức giống nhau được diễn ra tại nhiều thành phố.

Takungpao cho biết, dù nhiều vụ cưỡng bức xảy ra nhưng các nạn nhân hầu như không dám báo cảnh sát đồng thời công tác cứu trợ của các bệnh viện đều diễn ra rất chậm trễ.

Một vài nạn nhân kể lại, khi sự việc phát sinh, lực lượng quân đội và cảnh sát đóng quân gần đó nhưng không can thiệp.

Rất nhiều các nạn nhân vì xấu hổ hoặc sợ bị trả thù nên đã không dám lên tiếng, thậm chí có rất nhiều người đã dùng các cách thức khác nhau để kết thúc cuộc sống của chính mình.

vu bieu tinh khien hoa kieu o indonesia khiep so ky uc kinh hoang 1200 nguoi hoa bi tham sat

Hình ảnh một cửa hàng Hoa kiều bị đập phá. (Ảnh: Getty)

Giới Hoa kiều trên thế giới phẫn nộ kháng nghị

Theo Takungpao, cộng đồng người Hoa tại New York (Mỹ) tức giận trước sự kiện đồi bại này đã kêu gọi ký tên và tổ chức những cuộc tuần hành kháng nghị nhằm gây sức ép lên chính phủ Indonesia.

Thậm chí, giới người Hoa còn tập trung tại trước cửa Đại sứ quán Indonesia tại Washington, giơ cao khẩu hiệu phản đối hành động bạo lực đang diễn ra đối với người Hoa ở Indonesia.

Tháng 8/1998, Ngoại trưởng Trung Quốc Đường Gia Triền đã trực tiệp kêu gọi chính phủ Indonesia phải đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng người Hoa tại Indonesia.

Thậm chí, lãnh đạo Đài Loan lúc bấy giờ đã đe dọa sẽ rút đầu tư khỏi Indonesia, được ước tính là 13 tỷ USD vào năm 1998 và ngăn chặn người lao động Indonesia vào Đài Loan, số người lao động Indonesia tại Đài Loan ở thời điểm đó đạt 15.000 người.

Ngoài ra, trong báo cáo "Indonesia Country Report on Human Rights Practices for 1998" của Bộ Ngoại giao Mỹ bấy giờ cũng cáo buộc chính phủ của Tổng thống Indonesia đương nhiệm Suharto đã vi phạm "nhân quyền nghiêm trọng".

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.

Đọc nhiều

Người nước ngoài thuận lợi khi làm định danh điện tử tại Việt Nam

Người nước ngoài thuận lợi khi làm định danh điện tử tại Việt Nam

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam, Bộ Công an đã phát động đợt cao điểm 50 ngày đêm cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài, theo Kế hoạch số 370 ban hành ngày 20/6/2025. Chiến dịch được triển khai từ ngày 01/7 đến 19/8/2025 trên toàn quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quân đội tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng "thế trận lòng dân"

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quân đội tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng "thế trận lòng dân"

Chiều 02/7, dự Hội nghị Quân chính toàn quân đánh giá tình hình công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, quân đội đã bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh cả trong nội địa, biên giới, không gian biển, trên không và không gian mạng; thực hiện tốt chức năng, thực sự là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất.
Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Ngày 02/7 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng đã tiếp ông Doseba Sinay - Trưởng đại diện World Vision International (WVI/Mỹ) tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, ông Nguyễn Ngọc Hùng đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả các dự án của tổ chức thời gian tới.
Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Từ ngày 01/7/2025, Việt Nam chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp trên toàn quốc. Nhiều kiều bào tại Lào, Israel, Indonesia bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ trương này, đồng thời kỳ vọng vào một bước chuyển lớn trong bộ máy hành chính - hướng tới hiệu lực, hiệu quả, minh bạch và gần dân hơn.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động