Vòng quanh thế giới với những món ăn tiêu biểu của nhiều quốc gia
Trung Quốc sẽ dạy môn gia chánh cho học sinh từ bậc tiểu học Bị chê là đào tạo ra những thế hệ học sinh "gà công nghiệp" chỉ biết học mà không biết làm việc nhà, Bộ Giáo dục Trung Quốc vừa ban hành chương trình đào tạo mới đưa kỹ năng sống vào giảng dạy cho học sinh từ bậc tiểu học. |
Truyền thông quốc tế hào hứng với cầu kính dài nhất thế giới của Việt Nam Cầu kính đi bộ Bạch Long ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La với tổng chiều dài 632m được truyền thông quốc tế hào hứng đưa tin và bình luận. |
Việt Nam tăng hai bậc trong bảng xếp hạng những quốc gia hạnh phúc trên thế giới Phần Lan tiếp tục dẫn đầu danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm 2022; Việt Nam tiếp tục cải thiện thứ hạng, tăng 2 bậc lên 77 so với năm 2021. |
Món thịt nướng Kebab, Thổ Nhĩ Kỳ
Kebab là món ăn được ghi chép lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ 14 có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Theo tài liệu cổ thu thập được thì món ăn này bắt nguồn từ tập tục của những người lính thời xưa chế biến món thịt vừa săn của mình trên đống lửa.
Các món kebab ngày nay rất đa dạng, thường sử dụng thịt cừu và bò để chế biến. Ngoài ra còn có gà, lợn, dê, và cả cá, tôm, cua. Người Hồi giáo và Do Thái không sử dụng thịt lợn để làm kebab vì những lý do tôn giáo, nhưng kebab thịt lợn vẫn có thể tìm thấy ở Ấn Độ, Hy Lạp, Armenia...
Theo chân những người di cư, các món kebab hiện nay rất phổ biến tại châu Âu. Món ăn này cũng dễ dàng tìm thấy ở các thành phố lớn tại Việt Nam như TP.HCM, Hà Nội…
Món thịt nướng Kebab của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Shutterstock |
Falafel, Trung Đông
Món bánh chiên giòn, tạo cảm giác tròn trịa, đầy đặn này được tạo nên từ nguyên liệu đậu (như đậu gà, đậu răng ngựa hoặc đậu xanh), các loại thảo mộc, gia vị và hành tây tạo nên một món khai vị chay ngon miệng.
Falafel đã tồn tại qua lịch sử hàng nghìn năm, được cho là có nguồn gốc từ Ai Cập nơi món ăn này được làm bằng đậu fava dành những người theo đạo Thiên chúa nhánh Coptic ăn để thay thế cho thịt trong Mùa Chay. Món ăn này sau đó đã di cư đến phía Đông Địa Trung Hải và có hình dạng như chúng ta thường thấy hiện nay.
Món Falafel. Ảnh: Anna Shepulova/Shutterstock |
Món hải sản poke, Hawaii (Mỹ)
Món cá sống mang nghĩa 'cắt lát' trong tiếng Hawaii, đã trở nên phổ biến không chỉ tại nước Mỹ mà còn ở nhiều nơi trên thế giới trong những năm gần đây.
Những miếng cá tươi ngon được cắt thành khối vuông vắn, thấm đượm hương vị trong các loại sốt đặc trưng cùng dầu mè, hành tây, muối, ớt tạo nên một món poke đầy quyến rũ.
Thế nhưng ít ai biết rằng, món hải sản đậm đà hương vị biển này có nguồn gốc từ xa xưa khi những người dân bản địa trên đảo Hawaii xát muối biển, rong biển và món gia vị inamona truyền thống vào con cá tươi nguyên vừa mới đánh bắt được của mình.
Món hải sản poke. Ảnh: Hans Geel/Shutterstock |
Thịt bò nướng stroganoff, Nga
Vốn là một món ẩm thực được tạo nên bởi các đầu bếp người Pháp làm việc cho gia đình Stroganovs (một gia đình thương nhân có ảnh hưởng lớn ở Nga) từ thế kỷ 19, thịt bò nướng đã trở thành món ăn chính trong nhiều gia đình ở Đông và Trung Âu.
Theo truyền thống, món ăn này được chế biến với thành phần gồm thịt bò áp chảo và nấm thái lát ăn kèm với nước sốt kem chua. Tuy nhiên, hiện có các biến thể khác nhau của món thịt bò này xuất hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới, bao gồm cả khu vực Scandinavia hay thậm chí sang tận Brazil.
Thịt bò nướng stroganoff của Nga. Ảnh: Norikko/Shutterstock |
Dim sum, Trung Quốc
Dim sum là tên gọi chung của tất cả các món ăn được chế biến theo kiểu bọc một lớp bột mỏng ở bên ngoài, bên trong là nhân, bao gồm cả đồ mặn, đồ ngọt, đồ chiên hay đồ hấp. Đa dạng như vậy nhưng nguyên liệu chủ yếu của món này chỉ gồm một số thành phần chính như bột gạo, bột mì, các loại hải sản và các loại rau.
Lịch sử của món dimsum gắn bó chặt chẽ với các quán trà của Trung Quốc ngày xưa. Dọc trên con đường tơ lụa thường xuất hiện các quán dừng chân để các thương nhân có thể ghé dùng trà và nghỉ ngơi sau những chặng đường dài. Nhiều người cho rằng nếu dùng trà kết hợp với thức ăn sẽ gây tăng cân nên các quán này chỉ có trà, nhưng về sau được biết rằng trà có tác dụng giảm cân nên các chủ quán trà bắt đầu cho ra các món ăn nhẹ và từ đó các món dimsum ngày càng phát triển, đa dạng đến ngày nay.
Được phục vụ trong các nồi hấp bằng tre, dimsum có nghĩa là “chạm vào trái tim” trong tiếng Quảng Đông và qua thời gian đã phát triển thành một phần không thể thiếu của ẩm thực Trung Quốc thường được ăn như là món điểm tâm hoặc ăn lót dạ lúc giữa bữa sáng.
Món dim sum của Trung Quốc. Ảnh: Hywit Dimyadi/Shutterstock |
Bò rendang, Indonesia
Món cà ri Tây Sumatra ngon tuyệt này có được là nhờ hương vị tích tụ từ quá trình nấu nướng cầu kỳ của nó, bao gồm việc kết hợp thịt bò với nước sốt cay của tỏi, hành tây, ớt đỏ, nghệ, gừng, tiêu, sả, riềng, hoa hồi, lá chanh kaffir, lá nguyệt quế và lá nghệ. Sau đó, nó được trộn với nước cốt dừa và nấu cho đến khi thịt mềm và xuất hiện chất lỏng có màu caramel xung quanh.
Món bò Rendang thường ăn kèm với cơm trắng hay cơm gói trong lá tre và nướng sơ trên bếp than, một sự kết hợp hài hoà. Thực khách khi thưởng thức món bò Rendang luôn xuýt xoa vì vị ngon đặc trưng, nhưng cũng phải “đổ mồ hôi” vì vị cay xé lưỡi.
Đây là một trong những món ăn của Malaysia đủ sức níu chân du khách phương xa khi có dịp nếm thử.
Bò rendang. Ảnh: Paul_Brighton/Shutterstock |
Sushi, Nhật Bản
Sushi là món ăn truyền thống và cũng là một nét văn hóa đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Hơn thế, sushi còn vượt qua biên giới nước Nhật để trở thành món ăn được nhiều người trên nhiều quốc gia ưa thích.
Theo Kyoto Sushi thì sushi được tạo nên với các thành phần bao gồm cơm trộn giấm kết hợp với các nguyên liệu khác. Từ xưa, người nhật đã biết cách ủ cá, tôm, hải sản vào nắm cơm để giữ được mùi vị thơm ngon. Khi ủ, cơm thường được trộn với một chút giấm cho chua chua ngọt ngọt. Mà cũng chính vì thế mà cá ủ trong cơm được chuyển hóa thành sushi.
Thứ cơm trộn giấm đẻ làm sushi được gọi là sumeshi hay sushimeshi, loại giấm để nấu thứ cơm này mà không phải là giấm thông thường mà là giấm có pha chút muối, đường, rượi ngọt Mirin, vì thế gọi là giấm hỗn hợp awasesu.
Cơm nấu xong (nấu không chín hoàn toàn như cơm bình thường) được đổ ra một cái chậu gỗ rồi trộn giấm vào. Vừa trộn vừa dùng quạt tay quạt cho hơi nóng thoát bớt ra để giữ hương vị của giấm.
Các loại hải sản dùng để làm sushi có thể là cá, tôm, mực, bạch tuộc, bào ngư, … Có nhiều loại sushi, tùy theo cách chế biến của đầu bếp. Sushi thường được chấm với mù tạt (wasabi) hoặc nước tương Nhật Bản rồi thưởng thức.
Món sushi của Nhật Bản. Ảnh: Lisovskaya Natalia/Shutterstock |
Bánh Masala dosa, Ấn Độ
Tạp chí du lịch Travel Mag mô tả bánh Masala Dosa là loại bánh crepe giòn tan được làm bột gạo kết hợp với khoai tây nghiền được nhồi bên trong vỏ bánh là thức ăn sáng truyền thống của Ấn Độ. Phần vỏ bánh được gọi là Dosa và được làm từ hỗn hợp bột gạo lên men trộn đậu lăng đen nghiền. Phần nhân bánh truyền thống sẽ gồm khoai tây nghiền kết hợp với các gia vị truyền thống của Ấn như dầu nhiệt Kadai , dịu các hạt mù tạt và chana Dal, ớt xanh, hành nấu lên tạo thành một hỗn hợp sệt rồi đặt vào lớp vỏ bánh cuộn lại.
Ban đầu, đây là một loại bánh crepe lên men làm từ bột gạo và đậu lăng đen có tuổi đời hơn 2.000 năm và tồn tại cho đến tận ngày nay.
Món Bánh Masala dosa. Ảnh: Indian Food Images/Shutterstock |
Thịt viên Köttbullar, Thụy Điển
Là biểu tượng của ẩm thực Thụy Điển nhưng cũng phổ biến ở Na Uy và Đan Mạch, món thịt viên Köttbullar được chế biến từ hỗn hợp các loại thịt khác nhau và được phục vụ theo cách truyền thống với khoai tây nghiền, dưa chuột và mứt nam việt quất.
Nguyên liệu chính để làm nên món ăn này là thịt bò, hoặc kết hợp thêm thịt lợn. Người ta băm nhuyễn thịt rồi đem trộn cùng sữa tươi, hành lá, bột mì, trứng, bơ, hạt tiêu, hạt nêm rồi vo lại thành những viên nhỏ, đem đi nướng hoặc chiên ngập trong chảo dầu nóng. Khi ăn, người Thụy Điển thường cho thêm nước sốt bơ để làm dậy lên hương thơm quyến rũ của món ăn này.
Món thịt viên Köttbullar của Thụy ĐiểnẢnh: Magdanatka/Shutterstock |
Món Welsh Rarebit, xứ Wales
Welsh Rarebit là món bánh mì rán pho mát nổi tiếng tại xứ Wales, nổi bật với lát bánh phủ pho mai nướng ở trên cùng. Món bánh hoàn chỉnh thường bao gồm bánh mì nướng, sốt rau thơm và phô mai cheddar tan chảy trên bánh. Đôi khi lớp phủ trên cùng được thay bằng thịt xông khói để thỏa mãn vị giác của những thực khách khó tính.
Để chế biến món bánh mì nướng Welsh Rarebit, người dân xứ Wales đã trộn chung phô mai, mù tạt, bơ, sốt Worrouershire, bột và hạt tiêu cùng với bia hoặc sữa.
Sau đó sẽ đem hỗn hợp này đun trên lửa nhỏ và cho ra một hỗn hợp sền sệt. Khi ăn, người ta sẽ phủ lớp phô mai béo ngậy này lên bánh mì nướng.
Món Welsh Rarebit. Ảnh: locrifa/Shutterstock |
Món gỏi hải sản Ceviche, Peru
Ceviche bắt nguồn từ các nước châu Mỹ Latin, đặc biệt là khu vực giáp bờ biển Thái Bình Dương. Ceviche được trộn từ các loại hải sản tươi sống: Tôm, mực, bạch tuộc, cá, ngao… cùng các gia vị: Ớt, muối, rau mùi, hành tây xắt nhỏ và không thể thiếu nước cốt chanh.
Dù không hề trải qua bước nấu bằng nhiệt nào, nhưng hải sản vẫn có thể chín nhờ acid có trong nước cốt chanh cùng hỗn hợp gia vị. Thực khách thưởng thức Ceviche bằng cách sử dụng bánh quy giòn hoặc khoai lang chiên để ăn kèm cùng các loại hải sản.
Theo lý giải của tạp chí ẩm thực Chefjob thì món ăn này có thâm niên 2.000 năm tuổi, bắt nguồn từ nền văn minh Moche của người Peru. Khi đó, người Moche đã ngâm cá trong một loại nước chuối lên men và ăn chúng trong một thời gian rất dài. Ngày nay, Ceviche không chỉ có ở Peru mà còn xuất hiện rộng rãi ở khắp các nước Mỹ Latin và nhiều nước khác trên thế giới. Ceviche là món khai vị lý tưởng.
Mặc dù khá nổi tiếng và còn nằm trong thực đơn ở nhiều nhà hàng lớn, thế nhưng Ceviche lại có giá khá mềm khi trở thành món ăn nhẹ. Ceviche thường được ăn vào buổi chiều và độ tươi ngon của chúng cũng tùy thuộc vào hàng quán mà bạn lựa chọn. Ceviche được ăn trong những cốc giấy khi bạn đang ngồi cạnh bờ biển, chiêm ngưỡng cơn sóng vỗ và thưởng thức hải sản tươi mát mới thật sự là tuyệt vời.
Món Welsh Rarebit. Ảnh: Chefjob |
Món Sauerbraten, Đức
Sauerbraten trong tiếng Đức nghĩa là “nướng chua” và trong ẩm thực, món Sauerbraten là món ăn “quốc hồn quốc túy” mà chúng ta có thể tìm thấy ở bất cứ gia đình hay nhà hàng nào của người Đức.
Thành phần chính để làm món Sauerbraten là ức thịt bò, nhưng người ta cũng có thể thay thế ức thịt bò bằng thịt cừu hay thịt heo. Các gia vị, nguyên liệu để làm món Sauerbraten khá phong phú gồm có muối, hành, tiêu, cần tây, cà rốt, rượu vang, thịt xông khói, bơ, nho khô, bột mì, bột ngô,…
Trong quá trình chế biến món này, ướp thịt là khâu rất quan trọng, vì nó thường được ướp để ngấm trong vài ngày rồi mới nấu, khi nấu người ta thường để ở lửa nhỏ và nấu trong vòng ít nhất 1 tiếng hoặc cho đến khi thịt thật mềm. Với món bánh khoai tây ăn kèm với Sauerbraten, nguyên liệu gồm khoai tây, trứng, bột mì, bơ và vụn bánh mì.
Để làm bánh, người ta thường làm chín khoai tây, nghiền nát, trộn trứng và bột mì, tạo hình và để trong tủ lạnh trong 1 tiếng để bột nở, sau đó nấu nước sôi, thả bánh vào, bánh chín sẽ nổi lên. Về phần bơ sẽ đun chảy và cho vụn bánh mì, đảo giòn rồi rưới lên bánh khoai tây.
Món Sauerbraten. Ảnh: AS Food studio/Shutterstock |
Món Bibimpap, Hàn Quốc
Bibimbap là một trong những món ăn tiêu biểu nhất của Hàn Quốc. Nó thường được ăn cùng với nhiều loại rau, trứng và các loại gia vị như gochujang, nước tương và dầu mè. Ngoài các loại thực phẩm theo mùa, có nhiều biến thể cũng được phục vụ kèm với những thứ như thịt bò sống và kim chi.
Người ta tin rằng bibimbap có nguồn gốc từ phong tục trộn cơm thừa với tất cả các món ăn kèm và ăn vào ban đêm để đón năm mới. Không chỉ trong quá khứ mà ngay cả hiện tại, người Hàn Quốc ăn bibimbap với những nguyên liệu thừa ở nhà khi họ muốn chế biến thức ăn thừa trong tủ lạnh (không muốn lãng phí, không muốn bỏ đi).
Ngoài ra, còn một giả thuyết khác cho rằng, bibimbap có nguồn gốc từ tục ăn lúa. Cho đến triều đại Joseon, 80% người Hàn Quốc làm nông nghiệp, vì vậy người Hàn Quốc dành rất nhiều thời gian trên ruộng lúa. Bên cạnh đó, từ lâu người Hàn Quốc đã có phong tục hàng xóm tụ tập để giúp đỡ nhau khi trồng lúa hoặc thu hoạch. Họ đã lấy nguyên liệu thực phẩm trên các cánh đồng và trộn chúng với nhau để tiết kiệm thời gian và chia sẻ chúng với nhau.
Bibimbap của Hàn Quốc. Ảnh: Slawomir Fajer/Shutterstock |
Món thịt hầm đậu Feijoada, Brazil
Mặc dù có những sự khác biệt tùy theo từng vùng nhưng người Brazil có một món ăn chung trên toàn quốc, đó là món Feijoada. Trong nhiều nhà hàng và gia đình, món này được dùng vào ngày thứ Bảy như một nghi thức cuối tuần.
Trang tin Bicheli mô tả Feijoada như là món ăn truyền thống vào mỗi bữa trưa của hầu hết người Brazil. Đó là món hầm thẫm màu và cay được nấu từ đậu đen, thịt lợn. Feijoada được chế biến để đáp ứng nhu cầu lớn trong các nhà hàng ở Rio de Janeiro. Món Feijoada có thể được nấu với đậu đen và vô số các loại thịt tươi, nướng hay hun khói. Món ăn này kết hợp cả ba cội nguồn dân tộc của người Brazil. Cùng với gạo, một món bột sắn nướng gọi là Farofa là thành phần chính của Feijoada.
Các nô lệ Phi Châu đã mang đến Brazil công thức làm món Feijoada nguyên thủy. Trong thời kỳ thực dân, các ông chủ giữ phần thịt ngon nhất cho mình, chỉ cho các nô lệ những mẩu đầu thừa đuôi thẹo như móng giò hay lưỡi bò. Người nô lệ ném chúng vào nồi cùng với đậu, cho thêm hành, tỏi và vài thứ gia vị để tạo nên một món phá lấu hổ lốn mà cuối cùng chính các ông chủ cũng phải phát thèm.
Ngày nay, món ăn này được nấu từ đậu đen, thịt lợn, thịt bò mang màu đen sánh của súp đậu nấu nhuyễn và vị cay cay. Thường thì người ta chỉ dùng thịt lợn để chế biến món này, nhưng cũng có lúc thịt sẽ được thay bằng các bộ phận khác như tai, lưỡi và đuôi.
Món thịt hầm đậu Feijoada. Ảnh: Paulo Vilela/Shutterstock |
Món thịt nướng Asado, Argentina
Asado hay còn gọi là thịt cừu xiên nướng là thuật ngữ chỉ việc chế biến thịt theo phương pháp thịt nướng hun khói (BBQ). Đây là một món ăn thông dụng ở Nam Mỹ. Người Argentina thường ăn món này vào các dịp lễ hội đặc biệt cùng với bạn bè, gia đình. Họ quây quần bên bếp củi vừa ăn thịt uống rượu, vừa trò chuyện, nghe nhạc.
Đặc sản thịt cừu nướng trứ danh Asado được đánh giá là món thịt cừu ngon nhất khi nướng trên xiên sắt. Món ăn có nguồn gốc từ khi cừu vẫn là nguồn thực phẩm chính của những cao bồi Argentina.
Thời điểm đó chăn nuôi gia súc và làm nông còn phổ biến. Ngày nay, Asado thường có mặt trong các sự kiện đặc biệt hoặc sau ngày làm việc như rodeo, senalada (các ngày lễ động vật), dịp xén lông cừu Esquila hoặc kỷ niệm ngày độc lập của đất nước.
Món thịt nướng Asado. Ảnh: Climber 1959/Shutterstock |
Món Moussaka, Hy Lạp
Moussaka là món ăn truyền thống của đất nước Hy Lạp. Được làm từ cà tím thái lát, thịt cừu bằm nhuyễn, hành, bơ, trứng, sữa, phô mai và gia vị đem bỏ lò ăn cùng nước sốt cay thơm lừng. Người ta dùng nhiều loại pho mai và thịt bò xay trộn chung với thịt heo xay cho đỡ xơ.
Món Moussaka ở Hy Lạp khá dày vì người ta xếp nhiều lớp cà tím thái mỏng, nhiều lớp thịt và hành băm nhuyễn khiến món ăn trông có vẻ khá “nặng nề”. Ngon nhất là khi dùng moussaka cùng ngụm vang Hy Lạp.
Món Moussaka. Ảnh: Taverna/Square Peg |
Phở, Việt Nam
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, có nguồn gốc từ Hà Nội và Nam Định, và được xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt lát mỏng. Thịt bò thích hợp nhất để nấu phở là thịt, xương từ các giống bò ta (bò nội, bò vàng). Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của người dùng.
Phở thông thường được dùng để làm món điểm tâm buổi sáng hoặc lót dạ buổi đêm; nhưng ở các thành phố lớn, món ăn này có thể được thưởng thức cả ngày. Tại các tỉnh phía Nam Việt Nam và một số vùng miền khác, phở được bày kèm với đĩa rau thơm như hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thông thường sẽ không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở sốt vang, phở khô, phở xào, phở chua, phở vịt ở Cao Bằng, phở thịt quay ở các tỉnh miền núi phía Bắc, …
Một trong những tài liệu đầu tiên nhắc đến phở là cuốn từ điển Hán-Việt Nhật Dụng Thường Đàm của Phạm Đình Hổ biên soạn vào năm 1827. Phở như ngày nay được cho là đã ra đời và định hình vào những năm đầu thế kỷ 20.
Món phở bò của Việt Nam. Ảnh: Travel Vietnam |
Hà Nội và Nam Định là hai địa phương thường được cho là xuất xứ của phở. Ở Nam Định, phở có nguồn gốc từ làng Vân Cù (xã Đồng Sơn, Nam Trực), nổi tiếng với dòng họ Cồ đã mang nghề nấu phở gia truyền đi khắp mọi nơi sinh cơ lập nghiệp. Phở cũng xuất hiện ở Hà Nội từ những năm đầu thế kỷ 20, và đây cũng được biết đến là nơi đã làm cho món ăn này trở nên nổi tiếng.
Cơm tấm - tinh hoa ẩm thực Sài Thành Không chỉ có mặt ở thành phố mang tên Bác, cơm tấm còn xuất hiện ở khắp mọi tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng...Thậm chí, món đặc sản này còn "xuất ngoại" đến rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Và đặc biệt hơn cả, cơm tấm còn được truyền thông quốc tế vinh danh rất nhiều lần cũng như nhận được sự yêu thích của đông đảo bạn bè ở khắp nơi. |
Phở Việt Nam được bạn bè ASEAN tại Malaysia yêu thích Trưởng nhóm ALC Philippines chia sẻ bà đã xem rất nhiều video dạy nấu phở trên kênh YouTube và đã cố gắng làm rất nhiều lần nhưng không thể thơm ngon được như thưởng thức tại sự kiện này. |
Nhà hàng Việt ở Mỹ đóng cửa sau hơn 33 năm tồn tại Một nhà hàng chuyên các món ẩm thực Việt tại Mỹ vừa quyết định đóng cửa sau hơn 33 năm phục vụ khách hàng của mình. |