Là học giả lớn, một trí thức tiêu biểu của đất nước, ông bền bỉ nghiên cứu văn hóa Đông - Tây từ cổ đại đến hiện đại với tư duy minh triết, sáng tạo. Ông am tường văn học cổ Việt Nam, Trung Quốc và các nước trên thế giới.
Nghệ sĩ Giang Còi qua đời tối 4/8, sau thời gian điều trị ung thư họng, hưởng dương 59 tuổi.
Ông am tường văn học cổ Việt Nam, Trung Quốc và các nước trên thế giới. Vốn tri thức đó được ông vận dụng sáng tạo, nhuần nhuyễn trongnghiên cứu khoa học xã hội nhân văn và đặc biệt phát huy trong văn chương biền ngẫu (phú, văn tế, văn bia, câu đối…).
1. Đây là thể cổ văn độc đáo, súc tích, nhưng đòi hỏi rất cao, khắt khe với người sáng tác ngoài vốn Hán ngữ tốt phải am hiểu thể văn chương, thể văn cổ (niêm luật, thanh điệu, vần điệu, nhạc điệu…); hiểu điển tích, điển cố; có phông kiến thức sâu rộng về lịch sử, văn hóa…Được đánh giá là chuyên gia số 1, GS Vũ Khiêu là tác giả của hàng trăm bài văn tế, chúc văn, văn bia, bài minh, câu đối… về đề tài về lịch sử, văn hóa dân tộc…
Hãy cùng đọc lại những áng văn biền ngẫu bất hủ của ông.
Cuốn Hương trầm tập hợp những bài phú đặc sắc của ông xuất bản năm 1946, trong đó có 2 bài phú nổi tiếng được truyền tụng: Truy điệu những lương dân chết đói (3/1945) và Văn tế anh hùng liệt sĩ của Cách mạng Tháng Tám (8/1946). Phát huy sở trường này, ông tiếp tục sáng tác nhiều bài phú, như: Phù Đổng Thiên Vương phú, Văn tế danh nhân văn hóa Nguyễn Quý Tân, Văn tế cụ Hoàng Trung Đặng Huy Trứ, Văn bia Lý Thái Tổ ở Hoa Lư…
Bài Văn tế Truy điệu những lương dân chết đói là bài phú mẫu mực nổi tiếng của ông tế hương hồn những người đã chết vì nạn đói năm 1945. Ở tuổi 29, ông động lòng trắc ẩn viết văn tế trong một đêm mưa gió lạnh: “Tôi đã đốt hương ngồi khấn những vong hồn của nạn đói và thức đến sáng để viết bài này trong nước mắt. Nghĩ đến những xác người chết đói còn phơi dưới gió mưa, dưới một bầu trời đen tối, nửa như trần gian nửa như âm phủ mà đau xót cho nhân dân ta. Nạn nhân là những người nông dân khi sống đã dành bao nhiêu nước mắt và mồ hôi trong lao động, để kiếm được hạt gạo nuôi gia đình mình và góp phần nuôi cả đồng bào”:
Hỡi những bóng điêu linh
Hỡi những hồn oan uất
Mà đường khuya quãng vắng lang thang
Trên ngọn cỏ đầu cây lẩn khuất!
Ta đã trông những hình rã rượi,
mẹ khóc con trong sương lạnh trăng mờ.
Ta đã nghe những tiếng thảm thê,
già bảo trẻ dưới mưa lay gió lắt.
Nghĩ thương kẻ còn đau khổ mãi,
nỗi oan buồn máu biếc không tan…
Bài Văn tế anh hùng liệt sĩ của Cách mạng Tháng Tám được ông viết tháng 8/1946 đầy xúc động về sự hy sinh anh dũng của các anh hùng, liệt sĩ:
Đến ngày tháng Tám
Giời như xám lại, bớt đau thương
Đất bỗng vùng lên, vì phẫn nộ
Bóng anh hùng rợp cả non sông
Sóng cách mạng, ào như bão vũ
Súng dân quân, muôn dặm chuyển rung
Cờ đế quốc, trăm thành sụp đổ
Nghìn thu phá nếp quân quyền
Một buổi dựng nên dân chủ…
2. GS Vũ Khiêu còn nổi tiếng viết chúc văn, đặc biệt là Chúc văn Giỗ tổ Hùng Vương.
Chúc văn Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng 2010 là một trong những áng văn kinh điển mẫu mực của lời khấn, lời đọc khi tế lễ hoặc lời đọc chúc tụngdùng trong tế lễ - hoạt động tín ngưỡng thể hiện một sự tôn thờ và sự kính trọng, biết ơn đến 18 chi đời các Vua Hùng đã có công dựng nước Văn Lang- Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam và các đấng thần linh, thành hoàng, thổ địa. Chúc văn đọc trong tế lễ thiêng liêng thể hiện sự uyên bác, tâm tuệ của một nhà văn hóa lớn, một nhà văn tài năng:
Sáu mươi ba tỉnh thành: Nhớ lại tổ tông
Năm mươi tư dân tộc: Tìm về cội rễ!
Công ơn Quốc tổ, vẻ vang Hồng Lạc bốn ngàn năm
Hùng khí Thủ đô, rực rỡ Thăng Long mười thế kỷ.
Một vùng rộn rã trống chiêng
Muôn dặm tưng bừng cờ xí!
Trống đồng dội tới, núi sông dậy sấm anh hùng
Trống đồng vang lên, Trời đất ngút ngàn linh khí…
Nổi tiếng viết thư pháp đẹp và có biệt tài viết câu đối, nên GS Vũ Khiêu được tin cậy mời soạn văn bia, văn tế, hoành phi, câu đối tại rất nhiều đền thờ danh nhân, đài tưởng niệm liệt sĩ trong cả nước.Có thể kể đến những câu đối chính ở các đền thờ: Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, bia đá trước đền Vua Lê (Hoa Lư, Ninh Bình), chuông đồng ở Côn Đảo…
Năm 2008, ở khu tưởng niệm Côn Đảo đã tổ chức lễ khánh thành Đại hồng chung có bài minh của GS Vũ Khiêu khắc trên chuông: "Ngày hôm nay: Chuông vang xa từ hòn đảo anh linh/ Chuông vang vọng giữa bầu trời đại nghĩa/ Tiếng chuông đồng mãi mãi vọng tiền nhân/ Gương Côn Đảo đời đời soi hậu thế".
Lễ khánh thành Tháp chuông Đồng Lộc (cao 7 tầng, 36,6m, quả chuông nặng 5,7 tấn) tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) được tổ chức vào tối ngày 2/1/2011. Trên bề mặt chuông khắc bài Minh chuông viết theo thể phú đầy hào khí của GS Vũ Khiêu:
Một tượng đài cao vút hướng thanh thiên
Mười ngôi mộ sáng trưng như bạch ngọc
Tiếng chuông rung khí phách Trường Sơn
Tiếng chuông dội tinh thần Đồng Lộc
Ngàn thu thức tỉnh đạo làm người
Muôn dặm bừng soi gương vị nước
Kính trọng, tôn vinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, GS Vũ Khiêu nhiều lần tặng câu đối cho vị Tướng của lòng dân. Nhân kỷ niệm 85 năm ngày sinh Đại tướng (25/8/1911 - 25/8/1996), GS Vũ Khiêu đã tặng câu đối: “Võ công truyền quốc sử/ Văn đức quán nhân tâm”.
Viếng người bạn tri kỷ GS Phạm Huy Thông - tác giả bài thơ Tiếng địch sông Ô nổi tiếng, ông viết:
Tưởng cầm kỳ thi họa thong dong bỗng bát ngát Ô giang hồn Hạng Tịch
Đang Nam Bắc Đông Tây hò hẹn sao vội vàng tiên cảnh gót Lưu Lang
Viếng phu nhân GS Trần Quốc Vượng, ông đồng cảm, chia sẻ với nỗi đau của người bạn bằng câu đối:
Chị ra đi bát ngát Đông Tây, một cánh buồm son làn gió cuốn
Anh ở lại ngậm ngùi kim cổ, nửa bình rượu trắng ánh trăng soi
Ông viết tặng câu đối ngày Xuân tặng người bạn tuổi 70 bằng sự đồng cảm sâu sắc:
Mồng một Tết, nhìn ngang thế lộ, ai chậm, ai nhanh, ai sai, ai đúng, rót rượu cùng say
Nhân Tết đến Xuân về, GS Vũ Khiêu có cảm xúc viết câu đối Tết. Thường thì câu đối Tết viết cho từng năm, nhưng Xuân 2008, GS viết câu đối cho 4 năm liền:
Năm Đinh Hợi (2007) - Mậu Tý (2008):“Lợn chứa đầy tiền xem đủ chửa/ Chuột sa chĩnh gạo gặm vừa thôi”!Năm Kỷ Sửu (2009) - Canh Dần (2010):“Trâu còn tận lực xua nghèo đói/ Hổ sẽ thành công diệt ác gian”.
Năm 2014, Anh hùng lao động, GS Vũ Khiêu đã đoạt giải cao nhất tại Cuộc vận động sáng tác Văn bia “Truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định” với tác phẩm: Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định - Đất linh thiêng rợp bóng anh hùng:
Gia Định - Sài Gòn - Chợ Lớn: Bừng bừng khí thế đấu tranh
Vườn Trầu - Bà Điểm - Hóc Môn: Lớp lớp anh hùng hội tụ
***
Tôi ấn tượng với những cuốn sách ông viết về văn học nghệ thuật, danh nhân văn hóa, nhà văn Việt Nam, như: Hương trầm (phú, 1946), Du nguyệt điện (kịch thơ, 1946), Đẹp (Chuyên luận nghiên cứu, 1963), Cao Bá Quát (1970), Anh hùng và Nghệ sỹ (1972), Ngô Thì Nhậm (1976), Cách mạng và Nghệ thuật (1979), Nguyễn Trãi (1980), Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của người trí thức Việt Nam (1980), Bàn về văn hiến Việt Nam(3 tập, 2000); Hồ Chí Minh - Ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam (2004), Trường Sơn máu lửa vạn đại anh hùng (2009), Học tập đạo đức Bác Hồ (2014)…Vốn tiếng Pháp phong phú, lại là nhà văn, ông là dịch giả dịch tiểu thuyết Rừng thẳm tuyết dày (1991).
Tinh thần nhập cuộc
Giáo dục từ quê hương, gia đình cho thấy, đã là người công dân thì bất cứ lúc nào cần có tinh thần nhập cuộc “có lệnh là đi tư thế sẵn sàng”. Ông học giỏi, tốt nghiệp tú tài Trường Bonnal (nay là Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, TP Hải Phòng). Năm 1935, về Hà Nội, ông làm đủ mọi việc từ lao động phổ thông đến dạy học, viết sách… Ông hăng hái tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tích cực làm bất cứ công việc khi tổ chức, đoàn thể yêu cầu, không nề hà bất cứ nhiệm vụ lớn nhỏ nào.
Trải nghiệm qua nhiều vị trí công tác tuyên huấn cùng các các văn sĩ, trí thức nổi tiếng như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ, Trần Dần… ở Khu 10, Khu Việt Bắc, Tây Bắc, Chiến dịch Biên giới (1950), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đã cho ông chất liệu hiện thực quý giá.
Sau năm 1954, GS Vũ Khiêu được cử đi học ở nước ngoài: Trường Đảng cao cấp ở Bắc Kinh (1954 - 1956); sang Hungary học và mở rộng tầm mắt tiếp cận tri thức thế giới. Từ đó, ông chuyển sang công tác nghiên cứu; giảng dạy môn triết học, mỹ học, lý luận khoa học xã hội cho các trường đại học, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)…
Trang tin điện tử http://www.cubadebate.cu đưa tin, bà Marta Rojas, một nhà văn và nhà báo Cuba nổi tiếng, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam đã qua đời ngày 3/10 (giờ Cuba), do một cơn đau tim.
Theo thông tin từ gia đình, cụ Đặng Văn Việt, cán bộ tiền khởi nghĩa đã từ trần hồi 0 giờ 55 phút ngày 25/9/2021 (tức ngày 19 tháng 8 năm Tân Sửu) tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội, hưởng thọ 102 tuổi.
Ngày 20/11, Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh tại Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Nhịp cầu ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa” nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 21/11, tại Cụm Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp UBND huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng năm 2024 gắn với hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Ngày 20//11, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, họp mặt doanh nghiệp du lịch kết hợp Talkshow chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch hiệu quả trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.
Vừa qua, UBND huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống - nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài”, công nhận các điểm du lịch tại xã Xuân Sơn và khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao huyện năm 2024.
Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ phối hợp Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ”.
Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
Ngày 21/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm 286/BTL 86 tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
Chương trình “Ươm mầm hữu nghị” do Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia khởi xướng và triển khai đã hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hàng trăm sinh viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Từ sự hỗ trợ đó, sinh viên Campuchia có thêm nền tảng tốt khi đi làm, nhiều cơ hội phát triển và đóng góp tích cực cho tình hữu nghị hai nước. Thạc sĩ Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), Chủ tịch Hội cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên tạp chí Thời Đại.
Việt Nam chính thức tham gia Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) tại Hội nghị Bộ trưởng ACMECS lần thứ nhất tại Thái Lan vào tháng 11/2004. Là thành viên tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng trong ACMECS.
Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng ngày 23 và 24/10/2024.
Với hành trang mang trong mình truyền thống tốt đẹp, vẻ vang từ ngàn đời nay, phụ nữ Việt Nam hôm nay luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, "giỏi việc nước, đảm việc nhà", vừa là hậu phương vững chắc, chăm lo cuộc sống của từng gia đình, vừa thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng, xã hội, vừa tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Trong 2 ngày (9-10/10) tại Tây Ninh, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy về bảo tồn, phát huy Nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ, dân nhạc) dân tộc Khmer gắn với phát triển du lịch tại tỉnh Tây Ninh.
Chiều 11/10/2024 (giờ Việt Nam), Ủy ban Nobel Na Uy đã công bố giải Nobel Hòa bình 2024 thuộc về tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản vì "Những nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân và chứng minh qua lời kể của các nhân chứng rằng vũ khí hạt nhân không bao giờ được sử dụng nữa".
Mở cửa từ ngày 1/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhanh chóng trở thành địa điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử quá khứ hào hùng của dân tộc. Dưới đây là những lưu ý quan trọng để du khách tham khảo trước khi đến check-in tại bảo tàng.
Sáng 15/6, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai phối hợp với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Đài Phát thanh - truyền hình Đồng Nai và Báo Đồng Nai tổ chức lễ khai mạc Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai lần thứ 5-2024.
Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch" nhằm ghi nhận, tôn vinh đóng góp xuất sắc của đội ngũ người làm báo trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Ngày 31/5 tại Hà Nội, trận Chung kết của Giải đấu Shogi toàn quốc - Vòng loại Việt Nam của Giải vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 (IST 2024) giữa hai kỳ thủ Dương Bảo Thạch (Hà Nội) và Nguyễn Xuân Tuấn An (thành phố Hồ Chí Minh) đã diễn ra. Chung cuộc, Nguyễn Xuân Tuấn An giành chiến thắng và sẽ đại diện Việt Nam tham dự IST 2024 tại thành phố Tokyo (Nhật Bản) vào tháng 11 tới.
Một trong những sáng kiến của dự án Innovation for Children là cung cấp nguồn nước sử dụng năng lượng mặt trời. Bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước có khả năng ứng phó với khí hậu, UNICEF và các đối tác giúp đảm bảo cộng đồng địa phương được tiếp cận với nguồn nước sạch và an toàn.
Nhận lời mời của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đoàn thân nhân cố vấn quân sự Trung Quốc đến thăm Việt Nam từ ngày 6/5 - 13/5/2024 tham dự lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, tạp chí Thời Đại đã phỏng vấn ông Vi Tiêu Nghị, con trai tướng Vi Quốc Thanh (trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp) về kỷ niệm, ấn tượng và cảm xúc của ông về Việt Nam.
Lão nông Trần Văn Cao, ở xóm Đường, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã dành nhiều năm sưu tầm gần 1.000 bức ảnh về Bác. Tất cả bức ảnh được ông lưu giữ và trưng bày ở vị trí trang trọng trong phòng lưu niệm của gia đình.
Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Thời đại giới thiệu bộ phim tài liệu Những năm tháng bên nhau do Ban Việt ngữ, Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (Đài CMG) sản xuất.
Nhân kỉ niệm 134 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Tạp chí Thời Đại đã phỏng vấn ông Pallab Sengupta, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Thế giới về giá trị của di sản Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.
Hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài tại tỉnh Cà Mau đã khiến cuộc sống của nhiều gia đình bị đảo lộn vì thiếu nước sinh hoạt. Để kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục tình trạng này, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã điều động các tàu chở nước ngọt từ đảo Phú Quốc (Kiên Giang) vào đất liền cấp miễn phí cho bà con.
Cà phê trứng – đặc sản độc đáo của Hà Nội khiến thực khách trong và ngoài nước “uống một lần mãi không quên”. Các bạn du học sinh Trung Quốc cũng không ngoại lệ, với ấn tượng đặc biệt dành cho cà phê trứng, họ sẵn sàng trở thành sứ giả văn hóa giới thiệu món ngon này cho bạn bè và người thân.
Dự án “Nâng cao thu nhập và điều kiện làm việc cho phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn” do Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV) thực hiện, đã góp phần giúp sức địa phương cải thiện kinh tế - xã hội địa phương, đồng thời chung tay cùng đồng bào dân tộc Ba Na tại Đồng Xuân (Phú Yên) giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 8) ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phát thông tin cảnh báo về tình trạng mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo, thu tiền của người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài.