Việt Nam và Nhật Bản hợp tác phát triển chuyển đổi số
Sự ra đời của Hiệp hội Chuyển đổi số Việt-Nhật đánh dấu bước phát triển của các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam ở Nhật Bản cả về uy tín, chất lượng.
Hiệp hội được kỳ vọng sẽ trở thành nền tảng kết nối các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam tại Nhật Bản, đồng thời thúc đẩy hợp tác và chia sẻ các sáng kiến, giải pháp công nghệ tiên tiến giữa hai nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh, từ thời điểm năm 2005 mới có doanh nghiệp CNTT đầu tiên của Việt Nam mở chi nhánh tại Nhật Bản, đến nay đã có hơn 60 doanh nghiệp mở chi nhánh hoặc thành lập mới tại Nhật Bản. Sự ra đời của VADX JAPAN đã đánh dấu một bước trưởng thành mạnh mẽ của các doanh nghiệp CNTT Việt Nam tại Nhật Bản với sự phát triển cả về uy tín, chất lượng, quy mô nhân lực, doanh thu và cơ hội phát triển trong tương lai.
Trong thời gian tới, hiệp hội sẽ đóng vai trò cầu nối, gắn kết hơn nữa cộng đồng các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam tại Nhật Bản, cùng nhau đi xa hơn với quyết tâm đi đầu trong thúc đẩy chuyển đổi số, thiết thực đóng góp vào quan hệ hợp tác phát triển của hai nước, vì lợi ích của cộng đồng và người dân hai nước.
Toàn cảnh lễ ra mắt Hiệp hội Chuyển đổi số Việt Nam-Nhật Bản. |
Thay mặt Ban chấp hành VADX JAPAN, Chủ tịch Đỗ Văn Khắc khẳng định hiệp hội không chỉ là nơi kết nối các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, mà còn được định hướng trở thành cầu nối vững chắc đưa những sáng kiến, giải pháp công nghệ từ Việt Nam đến Nhật Bản và ngược lại.
Doanh nghiệp công nghệ thông tin của hai nước sẽ có nhiều cơ hội để cùng nhau hợp tác, góp phần quan trọng vào việc củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin đang thiếu hụt tại Nhật Bản hiện nay.
Theo kế hoạch, VADX JAPAN sẽ tổ chức các hoạt động thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ số tiên tiến cho các thành viên trong hiệp hội. Bằng việc hợp lực dưới một đầu mối, các thành viên trong VADX JAPAN nói riêng và các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tại Nhật Bản nói chung sẽ có lợi thế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, xúc tiến đầu tư, thiết lập hợp tác với các doanh nghiệp, chính quyền và các tổ chức Nhật Bản.
Đối với việc phát triển nguồn lực, VADX JAPAN đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ hàng chục nghìn kỹ sư chất lượng cao tại Nhật và hàng trăm nghìn kỹ sư thành thạo tiếng Nhật tại Việt Nam. Qua đó, góp phần bù đắp cho sự thiếu hụt nhân lực của Nhật Bản, ước tính vào khoảng gần 800.000 người vào năm 2030 (theo số liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản). Đặc biệt, nhân sự trong các mảng công nghệ mới như Cloud, Big Data, AI, Blockchain và VR/XR sẽ được ưu tiên chú trọng trong bối cảnh Nhật Bản đang tích cực phát triển các công nghệ tiên tiến để xây dựng mô hình “Xã hội 5.0.”
Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt Hiệp hội Chuyển đổi số Việt Nam-Nhật Bản. |
Theo đánh giá của VADX JAPAN, nhu cầu ủy thác phát triển phần mềm của Nhật Bản ước tính hơn 30 tỷ USD/năm, trong khi hiện tại các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam mới chỉ chiếm 6-7% thị phần. Do đó, tiềm năng và cơ hội để các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam tại Nhật Bản trong trung và dài hạn là rất lớn.
Kết nối doanh nghiệp, địa phương Việt Nam và Nhật Bản "Diễn đàn Kinh tế kiều bào lần thứ 2 - Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam-Kyushu: Thực chất - Hiệu quả - Bền vững" được khai mạc vào ngày 6/10 tại tỉnh Fukuoka, Nhật Bản. Chương trình thu hút sự tham gia của gần 400 đại diện các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và Kyushu. |
Thừa Thiên Huế đã góp phần củng cố, tăng cường và phát huy mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản Đây là ghi nhận của ông Hitomi Tatsuya, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Nara (Nhật Bản) tại buổi tiếp với lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhân chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác tại tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 21/3. |