Việt Nam và Campuchia thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực lao động
Tổ chức Lao động quốc tế sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực Tổng giám đốc ILO Gilbert F. Houngbo bày tỏ sự ủng hộ, sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực mà Việt Nam quan tâm như tăng cường cơ chế thực thi pháp luật, thúc đẩy việc làm thỏa đáng... |
Sekong (Lào) thúc đẩy hợp tác với Quảng Ngãi (Việt Nam) trên tất cả các lĩnh vực Đây là nội dung quan trọng nhân chuyến sang thăm và làm việc với tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 06/11 của Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh SeKong (Lào) do Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Bí thư Tỉnh ủy - Tỉnh trưởng tỉnh SeKong Lêc-lảy Sỉ-vi-lay dẫn đầu. |
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (trái) ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực lao động với Bộ trưởng Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia Ith Samheng (Ảnh: PV/Vietnam+). |
Đây là 1 trong 11 văn kiện giữa hai nước được ký kết dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen.
Bản ghi nhớ trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi; mong muốn thiết lập và tăng cường các mối quan hệ đặc biệt giữa hai bên và để thúc đẩy hợp tác vì lợi ích quốc gia trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của hai nước.
Bản ghi nhớ chia sẻ nguyện vọng chung nhằm thúc đẩy các chính sách và thực tiễn về lao động hài hòa, nâng cao năng lực, khả năng của hai nước trong việc cải thiện điều kiện làm việc; nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực, thúc đẩy an sinh xã hội, quản lý hiệu quả di cư vì việc làm và phòng ngừa cũng như phòng chống nạn bóc lột và buôn bán lao động giữa hai nước.
Theo đó, hai bên thống nhất sẽ hướng tới khuyến khích hợp tác kỹ thuật giữa hai nước trong lĩnh vực lao động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi quốc gia.
Các hoạt động hợp tác giữa hai quốc gia bao gồm: Trao đổi về các hệ thống, nghiên cứu, chuyên môn và thông tin về các lĩnh vực khác nhau gồm nghiên cứu so sánh về lao động, việc làm và đào tạo nghề; quản lý lao động như thương lượng tập thể, tuân thủ và thực thi pháp luật, thanh tra lao động, giải quyết tranh chấp lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, tự do hiệp hội, an toàn vệ sinh lao động, quản lý lao động nước ngoài và trao đổi thông tin về nâng cao năng suất lao động… Hai bên cũng khuyến khích việc trao đổi đoàn cán bộ và chuyên gia; quản lý vấn đề di cư vì việc làm giữa các nước.
Đặc biệt, hai bên thống nhất sẽ trao đổi thông tin để phòng ngừa việc tuyển dụng và thuê lao động bất hợp pháp cũng như phòng, chống bóc lột lao động, buôn bán người và các hoạt động hợp tác khác do hai bên cùng quyết định.
Ngoài ra, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Đào tạo nghề Vương quốc Campuchia cũng sẽ hợp tác về phát triển kỹ năng, chia sẻ kiến thức và kỹ thuật để nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực và tăng năng suất lao động.
Theo bản ghi nhớ, hai bên cũng thống nhất hợp tác trong việc quản lý lao động di cư vì việc làm giữa hai nước. Việc hợp tác có thể thông qua thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình lao động của mỗi nước đang làm việc trên lãnh thổ của nước kia.
Việt Nam và Campuchia sẽ tạo điều kiện cho lao động ở khu vực biên giới trong việc đăng ký cấp các giấy tờ hợp pháp theo luật pháp và quy định, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho những lao động đã được cấp giấy tờ lao động được tiếp tục làm việc, sinh sống hợp pháp.
Bản ghi nhớ nêu rõ, phía Campuchia xem xét yêu cầu của phía Việt Nam trong việc tăng tỷ lệ lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia trong trường hợp không thể tuyển dụng được lao động trong nước.
Bản ghi nhớ này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký, kéo dào trong 5 năm và có thể được gia hạn khi có sự đồng ý giữa hai bên. Tuy nhiên, bản ghi nhớ này có thể bị đình chỉ hoặc chấm dứt bởi một bên và việc chấm dứt sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày một trong hai bên thông báo cho bên kia bằng văn bản về ý định chấm dứt hiệu lực của bản ghi nhớ.
Việc chấm dứt bản ghi nhớ giữa hai quốc gia sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực và thời hạn của các kế hoạch hành động, các dự án và chương trình đang được thực hiện cho đến khi kết thúc các dự án và chương trình.