Việt Nam tiếp tục "định vị" vững vàng trên bảng giá trị thương hiệu Quốc gia của thế giới
Chuyên gia Nga nhận định về vị thế kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế Ông Grigory Trofimchuk, chuyên gia phân tích chính trị - thời sự quốc tế tại Nga tin tưởng ngay cả khi kết thúc nhiệm kỳ của mình tại Hội đồng Bảo an, Việt Nam vẫn sẽ tích cực thể hiện vai trò có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. |
Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới Mới đây, tờ The Star (Malaysia) đưa tin cà phê của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, với thị phần 14,2%. |
Sự gia tăng lớn về giá trị thương hiệu này tương quan với việc Việt Nam đang ngày càng được nhận định là một nơi an toàn và ổn định để đầu tư khi mà nhiều nhà sản xuất tìm cách điều chuyển các hoạt động ở Châu Á để tới Việt Nam.
“Nghiên cứu mới của Brand Finance không phải là định giá tổng hợp các thương hiệu của Việt Nam, mà là định giá thương hiệu của chính quốc gia Việt Nam. Do vậy, Việt Nam đạt điểm đặc biệt cao về xếp hạng nông nghiệp, mức độ tương tác trên mạng xã hội và phản ứng của quốc gia đối với COVID-19. Mỗi yếu tố đóng một vai trò động lực thiết yếu giúp tăng giá trị thương hiệu của quốc gia”, đại diện Brand Finance chia sẻ.
Trên toàn thế giới, giá trị của các thương hiệu quốc gia đã cơ bản đã trở lại cột mốc trước sự bùng phát của đại dịch. Định giá thương hiệu của các quốc gia được dựa trên các dự báo kinh tế vĩ mô trong tương lai kết hợp với những triển vọng tích cực của sự phục hồi từ COVID-19 đang thúc đẩy mức tăng trưởng của năm nay. Tổng giá trị của 100 thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới đạt 97,2 nghìn tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ kém một chút so với giá trị trước đại dịch là 98,0 nghìn tỷ USD vào năm 2019. Mặc dù trên lý thuyết, tổng giá trị của 100 thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới đã bắt kịp trở lại với mức độ trước đại dịch, chỉ 50 thương hiệu quốc gia trong đó đã tăng giá trị trong giai đoạn này, trong khi 50 thương hiệu còn lại vẫn thấp hơn mức định giá từ trước cuộc khủng hoảng COVID-19.
Vương quốc Anh là một trong những thương hiệu quốc gia ghi nhận mức phục hồi COVID-19 tốt nhất. Được xem như mức tăng trưởng giá trị thương hiệu cao nhất trong số tất cả các quốc gia kể cả Trung Quốc - tăng 265 tỷ USD lên 4,1 nghìn tỷ USD, Anh Quốc đã hồi phục trở lại sau một phần lớn dân số được tiêm chủng kịp thời và các hạn chế về hoạt động kinh tế dần dần được nới lỏng. Hiệu suất mạnh mẽ này cũng có thể được giải thích từ sự phục hồi sau sự việc thiếu chắc chắn của thị trường do Brexit gây ra trong những năm trước đại dịch. Mặc dù nhận thức về thương hiệu có thể sẽ được gia tăng sau sự việc Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, nhưng sự rình rập của những cuộc suy thoái kết hợp với sự sụt giảm giá trị của đồng bảng Anh - nếu bị duy trì - có thể làm suy yếu giá trị thương hiệu của Vương quốc Anh trong tương lai.
Việt Nam đã chứng kiến mức tăng giá trị thương hiệu cao thứ ba trong thời gian đại dịch xét về số hạng tuyệt đối - tăng từ 184 tỷ USD lên tới 431 tỷ USD vào năm 2022 - nhưng đạt mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới về mặt giá trị tương đối, tăng 74% so với năm 2019.
Việt Nam đã đạt được đà tăng trưởng và được biết đến như một điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài nhờ các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công cũng như đầu tư vào vốn con người.
Nghiên cứu về nhận thức thương hiệu của Brand Finance, được xuất bản lần đầu trong Chỉ số Quyền lực mềm Toàn cầu 2022, đã chứng minh sự phục hồi mạnh mẽ của các nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm qua, so với năm đầu tiên của đại dịch. Nếu như năm 2020, các thương hiệu quốc gia hàng đầu bao gồm Trung Quốc, Ý và Hoa Kỳ được cho là đã phải chịu đựng đáng kể từ làn sóng nhiễm COVID-19 đầu tiên, thì năm 2021, họ đã triển khai thành công việc tiêm chủng và kiểm soát virus. Bằng cách này, Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Nhật Bản đều trở lại trong bảng xếp hạng 10 sức mạnh thương hiệu hàng đầu sau sự sụt giảm bất thường trong một năm qua về nhận thức quốc tế do đại dịch COVID-19 gây ra. Tương tự, Trung Quốc lần đầu tiên lọt vào top 20, giành vị trí thứ 15, Ý và Tây Ban Nha trở lại top 25.
Theo báo cáo này, giá trị thương hiệu của Hoa Kỳ với 26,5 nghìn tỷ USD vẫn giữ cho mình vị trí số 1, theo sau là Trung Quốc với 21,5 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, Đức vượt qua Nhật Bản và vươn lên vị trí thứ 3 với 4,5 nghìn tỷ USD. Định giá tương lai của 100 thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới đã tăng 7% và gần trở lại tới hạn mức trước đại dịch khi mà nền kinh tế thế giới đã sẵn sàng phục hồi sau COVID-19. Các nền kinh tế lớn đã trở lại với vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng sức mạnh thương hiệu, trong đó Canada giành lấy vị trí số 1 từ Thụy Sĩ, với tổng điểm sức mạnh thương hiệu là 81,8 / 100. Hiệu suất thương hiệu bị kìm hãm do các tương tác toàn cầu bị ảnh hưởng bởi COVID-19, với trường hợp ngoại lệ của UAE nhận được đánh giá cao nhất thế giới với số điểm 80,5 / 100. |
Việt Nam tăng hai bậc trong bảng xếp hạng những quốc gia hạnh phúc trên thế giới Phần Lan tiếp tục dẫn đầu danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm 2022; Việt Nam tiếp tục cải thiện thứ hạng, tăng 2 bậc lên 77 so với năm 2021. |
Cơ hội quảng bá hàng Việt đến thị trường quốc tế Đây là dịp xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. |