Việt Nam tái đắc cử vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế nhiệm kỳ 2023-2027 của Liên hợp quốc
Cần làm gì để áp dụng và thực thi pháp luật trên biển có hiệu quả vào thực tế? Bạn đọc hỏi: Từ những điểm mới trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018, để áp dụng và thực thi pháp luật trên biển có hiệu quả vào thực tế thì thời gian tới chúng ta cần làm gì? |
Khẳng định vai trò thượng tôn của luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông Nhóm bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 mới đây đã chính thức ra mắt tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ. Đây là sáng kiến do Việt Nam và Đức đưa ra, được các nước thành viên Liên Hợp Quốc ủng hộ và đánh giá cao, coi đây là một diễn đàn có thể thảo luận cởi mở vấn đề luật biển, thu hẹp bất đồng, cam kết đóng góp cho UNCLOS 1982 một cách hòa bình, khẳng định vai trò của luật pháp quốc tế trên biển Đông. |
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái đắc cử trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng (ĐHĐ) LHQ khóa 76 ở New York (Mỹ) với 145/191 phiếu bầu, xếp thứ 4 trong số 11 ứng cử viên của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trả lời TTXVN tại trụ sở LHQ ngay sau khi trúng cử, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao bày tỏ tự hào được tiếp tục đóng góp cho vị thế đang đi lên của Việt Nam, đáp ứng sự mong đợi của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam trong vai trò xây dựng luật pháp quốc tế để giải quyết tất cả các tranh chấp và thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các dân tộc.
Đại sứ cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình để làm rạng danh Việt Nam trên trường quốc tế.
Những nước có đại diện trong ILC nhiệm kỳ 2023-2027 gồm Sierra Leone, Senegal, Kenya, Bờ biển Ngà, Ai Cập, Maroc, Algeria, Burkina Faso, CHDC Conggo (đại diện khu vực châu Phi); Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Síp, Mông Cổ (đại diện khu vực châu Á – Thái Bình Dương); Nga, Rumani, Latvia (đại diện khu vực Đông Âu); Chile, Brazil, Ecuador, Argentina, Peru, Nicaragua (đại diện châu Mỹ Latinh và Caribe); Anh, Pháp, Italy, Áo, Na Uy, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và New Zealand (đại diện Tây Âu và các nước khác).
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao (trái) tại cuộc bầu cử. Ảnh: TTXVN |
Thành lập năm 1947, ILC có vai trò quan trọng trong pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật quốc tế. Cơ quan này có chức năng soạn thảo các văn bản thảo luận cho Đại hội đồng thông qua thành các điều ước quốc tế, xây dựng nguyên tắc, kiến tạo luật chơi chung, thúc đẩy hợp tác các quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, đóng góp vào sự tiến bộ nhân loại.
Năm 2015, Bộ Ngoại giao đã xây dựng phương án lựa chọn ứng cử viên để ứng cử vào ILC nhiệm kỳ 2017-2021. Qua quá trình giới thiệu và lựa chọn, tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao được đề cử làm ứng cử viên của Việt Nam vào ủy ban này.
Ngày 3/11/2016, qua hệ thống bầu cử của Đại hội đồng Liên hợp quốc, lần đầu tiên Việt Nam có đại diện tại ILC cho nhiệm kỳ 2017-2021. Việt Nam tham gia vào ILC đúng dịp kỷ niệm 70 năm thành lập cơ quan này và 40 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trong bối cảnh tình hình thế giới đang có những biến chuyển rất mạnh, đòi hỏi vai trò cao hơn của luật quốc tế như phương tiện hữu hiệu bảo vệ công bằng, hòa bình, an ninh và phát triển bền vững của thế giới.
Nhiệm kỳ đầu tiên của Việt Nam tại ILC từ năm 2017 đến năm 2021, song do dịch COVID-19 nên Đại hội đồng đã kéo dài nhiệm kỳ sang năm 2022. Nhiệm kỳ mới sẽ là 2023-2027.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao là nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam với 40 năm hoạt động, đồng thời là chuyên gia trong lĩnh vực luật quốc tế; có kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp thực tiễn, trong công tác ngoại giao, trong nghiên cứu, giảng dạy và kinh nghiệm làm việc tại Ủy ban Luật pháp quốc tế. Tốt nghiệp Tiến sỹ Luật tại Trường Paris I, Đại học Sorbonne, Pháp, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Trưởng đoàn đàm phán các hiệp định biên giới với các nước láng giềng của Việt Nam; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Malaysia từ 2011-2014 và tại Kuwait từ 2014-2017. Bên cạnh đó, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao giữ vai trò cố vấn pháp lý cho các dự án luật quan trọng như Luật Biển, Luật Môi trường, là thành viên sáng lập Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL), Hội Luật quốc tế châu Á (AsianSIL); nghiên cứu và giảng dạy Luật quốc tế tại Học viện Ngoại giao. |
Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19 Ngày 25/7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. |
Luật Cảnh sát Biển Việt Nam - công cụ sắc bén trong thực thi pháp luật trên biển Ngày 1/7/2019, Luật Cảnh sát Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực. Luật Cảnh sát Biển Việt Nam gồm 8 Chương, 41 Điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát Biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát Biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. |