Việt Nam nổi lên trong lĩnh vực sản xuất, ngày càng cạnh tranh vị thế với Ấn Độ
Việt Nam - Đức đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực tài chính Đó là chủ trương được thông qua nhân chuyến thăm và làm việc tại Đức của đoàn công tác Bộ Tài chính do Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc dẫn đầu. |
Bình Định - UNDP Việt Nam ký kết hợp tác trong bốn lĩnh vực Kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải; kinh tế biển xanh; thích ứng biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học; hành động bom mìn và phát triển nông thôn bền vững... là bốn lĩnh vực mà UBND tỉnh Bình Định và UNDP Việt Nam sẽ phối hợp triển khai trong thời gian tới theo Bản ghi nhớ hợp tác được ký giữa hai bên ngày 15/7. |
Việt Nam đang nổi lên, có phần cạnh tranh với Ấn Độ, trở thành một trong những thị trường được quan tâm nhất hiện nay trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử. (Nguồn: VnEconomy) |
Ấn Độ sở hữu năng lực thiết kế và sản xuất nổi bật nhờ chính sách hợp lý của Chính phủ như thúc đẩy khởi nghiệp, tạo ra số lượng lớn công ty kỳ lân; thúc đẩy quá trình bản địa hóa; thúc đẩy hệ sinh thái sản xuất trong nước “Make in India”; hay gói hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn trị giá 760 tỷ Rupee.
Điều này giúp Ấn Độ chiếm nhiều thị phần hơn trong ngành sản xuất nói chung và công nghiệp điện tử nói riêng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp với đại dịch Covid-19, cuộc xung đột Nga - Ukraine, biến đổi khí hậu và căng thẳng Mỹ - Trung, Việt Nam lại nổi lên, có phần cạnh tranh với Ấn Độ, trở thành một trong những thị trường được quan tâm nhất hiện nay trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử.
Cụ thể, xuất khẩu mặt hàng điện tử chiếm khoảng 40% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đưa Việt Nam từ vị trí thứ 47 trong bảng xếp hạng toàn cầu vào năm 2001 lên vị trí thứ 10 vào năm 2020.
Bên cạnh đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong tháng 4/2022 đã tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, phần lớn là điện tử và máy móc.
Một số yếu tố giúp lĩnh vực sản xuất của Việt Nam phát triển mạnh gồm Hải Phòng, thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, có nhiều lợi thế cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử như là điểm đến đầu tư của nhiều công ty công nghệ lớn trên thế giới gồm Samsung, Intel, LG, Panasonic, Foxconn, Pegatron, trở thành trung tâm sản xuất công nghệ cao mới của Việt Nam; sở hữu trị ví địa lý gần các khu công nghiệp và thời gian di chuyển đến Thâm Quyến (Trung Quốc) chỉ còn 12 tiếng nhờ tuyến đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái.
Việt Nam sở hữu chi phí lao động thấp, chính sách ưu đãi thuế hấp dẫn, vị trí, điều kiện thương mại toàn cầu thuận lợi và nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) để nắm bắt thời cơ.
Theo Thời báo Hoàn cầu, trong quý I/2022, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đạt 5%, kim ngạch thương mại đạt 176,35 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 88,58 tỷ USD (tăng 12,9% so với cùng kỳ).
Việc xây dựng thành công một chính sách thu hút FDI thân thiện cũng là một trong những lý do giải thích cho sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam.
Việt Nam và Ấn Độ khai thác tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm, y tế Ngày 5/7, Chi nhánh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI HCM) phối hợp với Hội đồng xúc tiến xuất khẩu dược phẩm Ấn Độ (PHARMEXCIL) tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp Ấn Độ-Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm và y tế. |
Quan hệ Việt Nam - Pháp ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực Việt Nam và Pháp có mối quan hệ ngày càng tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Năm 2023, Việt Nam và Pháp sẽ cùng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023). |