Việt Nam - Lào thúc đẩy hợp tác mua bán điện, than
Ngày 9/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì “Hội nghị thúc đẩy hợp tác mua bán than giữa Việt Nam và Lào”.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, theo thỏa thuận cấp cao giữa hai nước Việt Nam - Lào, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng và Mỏ Lào đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực than. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ hợp tác năng lượng giữa hai nước.
Đối với lĩnh vực cung ứng điện, Bộ trưởng đề nghị, Cục Điều tiết điện lực phối hợp cùng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, EVN khẩn trương trình Chính phủ về xây dựng cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào và hoàn thành trong quý I/2024; xây dựng cơ chế đặc thù nhằm gỡ khó cho các nhà máy điện khí trong năm 2024.
Hội nghị thúc đẩy hợp tác mua bán than giữa Việt Nam và Lào. Ảnh: Báo Điện tử Đảng Cộng sản. |
Đối với công tác cung ứng than, khí cho điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, pháp lý; cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp; đổi mới công nghệ để tăng tối đa năng lực khai thác, sản xuất, chế biến than trong nước phục vụ cho phát điện. Đồng thời, khẩn trương đàm phán để ký hợp đồng nhập khẩu than, cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện, đảm bảo thực hiện nghiêm các hợp đồng đã ký; chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất cơ chế đặc thù cho nhập khẩu than, nhất là nhập khẩu than từ Lào theo Hiệp định Liên Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoặc các cấp có thẩm quyền.
Ngoài ra, để thực hiện chủ trương nhập khẩu than từ Lào theo thỏa thuận cấp cao, Bộ trưởng giao TKV và Tổng Công ty Đông Bắc đề xuất cơ chế nhập (giá mua và bán) than từ Lào về Việt Nam; các giải pháp nâng cao năng lực tiếp nhận than về Việt Nam; ký hợp đồng nguyên tắc với đối tác Lào cụ thể về sản lượng và sẽ thực hiện ngay sau khi Hiệp định được thông qua.
Về phía Lào, Bộ trưởng đề nghị Bộ Năng lượng và Mỏ, đại diện Đại sứ quán Lào tại Việt Nam và các doanh nghiệp cung ứng than của Lào cần sớm báo cáo, đề xuất với Chính phủ Lào giảm thuế xuất khẩu than và các loại phí liên quan để giảm giá thành khi xuất sang Việt Nam; đầu tư, nâng cấp hoặc hỗ trợ doanh nghiệp hệ thống hạ tầng, kho bãi, vận chuyển than về Việt Nam.
Chợ đoàn kết ở biên giới Việt - Lào, nơi giao lưu thắm tình hữu nghị Nằm giữa Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam) với Cửa khẩu quốc tế Nam Kan (tỉnh Xieng Khouang, Lào) có một chợ phiên đặc biệt chỉ họp vào ngày Chủ nhật hàng tuần. Chợ mang tên Nậm Cắn, hay còn được gọi bằng cái tên thân mật là chợ Đoàn kết. Chợ không chỉ là nơi giao thương, buôn bán mà còn góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân 2 nước Việt - Lào. |
Nông dân Lào phát triển kinh tế từ dự án nông nghiệp của Việt Nam Trong thời gian qua, nhiều dự án hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Lào đã được triển khai, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đã được chuyển giao, đem lại đời sống ấm no cho người nông dân hai nước. |