Việt Nam là “thỏi nam châm” thu hút FDI
Việt Nam là đối tác thương mại thứ sáu của Argentina Chiều 25/4 (theo giờ địa phương), tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina ở thủ đô Buenos Aires, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Argentina, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Argentina. |
80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ lạc hậu: Tăng trưởng xanh tại Việt Nam gặp nhiều thách thức Trong số các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam, chỉ có 5% doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, 15% doanh nghiệp sử dụng công nghệ ở mức trung bình; trong khi có tới 80% sử dụng công nghệ lạc hậu... |
Tạp chí Thebanker của Anh số ra ngày 28/4 đăng tải bài viết của tác giả Peter Janssen cho rằng, Việt Nam đã vượt qua đại dịch COVID-19 tốt hơn hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á và sẽ tiếp tục là “thỏi nam châm” hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo bài viết, khoảng 40% các công ty Nhật Bản đang tìm cách chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài đã coi Việt Nam là lựa chọn ưu tiên. Ngay cả các công ty Trung Quốc, đặc biệt là các công ty trong cụm chuỗi cung ứng cho lĩnh vực điện tử cũng đã và đang chuyển hướng sản xuất sang Việt Nam.
Theo Tờ Bloomberg, trong số các nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hoạt động khá tốt và đã nhận được gần 27,72 tỷ USD vào năm ngoái. (Ảnh minh họa) |
Thebanker đặc biệt đánh giá cao chính sách quản lý của chính phủ Việt Nam để giữ cho nền kinh tế tăng trưởng mà không cần dùng đến các chương trình cứu trợ lớn có thể làm tăng nợ công. Và trên thực tế, nợ công đã giảm từ 44% GDP năm 2018 xuống còn khoảng 40% vào năm ngoái.
Chung nhận định này, Fibre2fashion của Mỹ dẫn một báo cáo gần đây cho thấy, các lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),với hơn 3% cho rằng đây là một trong 3 điểm nóng đầu tư hàng đầu trên toàn thế giới.
Đánh giá về triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới, Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings của Mỹ đã đưa ra một số động lực chính góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường mới nổi phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á.
Trong số này phải kể đến sự phát triển của lực lượng lao động tay nghề cao, đầu tư trực tiếp ngoài mạnh mẽ, những tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, nỗ lực đa dạng hoá chuỗi cung ứng sản xuất của các các công ty đa quốc gia. Về triển vọng kinh tế trung hạn, S&P cho rằng, nhiều động lực tăng trưởng tích cực đang tạo ra những luồng gió thuận lợi và sẽ tiếp tục là trụ đỡ cho sự tăng trưởng nhanh của kinh tế Việt Nam. Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh về tổng GDP cũng như GDP bình quân đầu người của Việt Nam.
Theo Tờ Bloomberg, trong số các nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hoạt động khá tốt và đã nhận được gần 27,72 tỷ USD vào năm ngoái. Ngân hàng Phát triển Châu Á đã dự báo rằng Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ 6,3% vào năm 2023. Ngoài ra, việc duy trì lạm pháp dưới 5% cho thấy rằng các quyết định dài hạn mà chính phủ Việt Nam kiên trì theo đuổi từ năm 1986 đã đơm hoa kết trái.
Văn hoá đa dạng của Việt Nam thu hút người nước ngoài Việt Nam có một nền văn hóa rất đẹp và trù phú. Học giả Thái Lan Songrit Pongern đã mở đầu như vậy trong cuộc trò chuyện với phóng viên TTXVN tại Bangkok về văn hóa Việt Nam. |
Tập trung nhiều "ông lớn", Bắc Giang dẫn đầu thu hút vốn FDI Bắc Giang đang dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài 3 tháng đầu năm với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,1 tỷ USD, chiếm gần 20,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm 2021. |