Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 con rồng nhỏ châu Á chuẩn bị cất cánh
Việt Nam là 1 trong 5 con rồng nhỏ châu Á đang chuẩn bị cất cánh (Ảnh minh họa). |
Cụ thể, cùng với 4 nước còn lại, Việt Nam được chú ý nhiều với tư cách là điểm đến trong chiến lược nguồn cung toàn cầu “Trung Quốc +1”. Các nền kinh tế này đều có điểm chung là lực lượng lao động lớn và thị trường tiêu dùng tiềm năng, mang lại cơ hội tăng trưởng ở cả trong nước và quốc tế.
5 nước nhận ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào nguồn nhân lực, chú trọng tăng khả năng tiếp cận giáo dục và cải thiện chất lượng đào tạo giáo viên. Những nước này cũng đang đầu tư vào các dự án hạ tầng để xây dựng mạng lưới kết nối và logistics hiệu quả. Những khoản đầu tư này tập trung vào các lĩnh vực như giao thông, truyền thông, năng lượng và mạng kỹ thuật số. Chính phủ các nước cũng đang thực hiện các chính sách công nghiệp để phát triển các ngành chủ lực, ngay cả ở những lĩnh vực khó có khả năng cạnh tranh.
Tác giả bài viết cũng nêu ra những khó khăn về tăng trưởng mà "các con rồng kinh tế mới" phải đối mặt. Đó là khao khát thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng không muốn khoản đầu tư đó loại bỏ các doanh nghiệp và việc làm trong nước. Bên cạnh đó, họ cần có chi phí sản xuất và lao động mang tính cạnh tranh, nhưng phải đối mặt với mức giá lạm phát cao hơn mức tăng thu nhập hộ gia đình và mức tăng khoản tiết kiệm. Họ cần công nghiệp hóa ở quy mô lớn, vốn thường tiêu tốn nhiều năng lượng, nhưng cũng muốn đảm bảo các hoạt động công nghiệp không hủy hoại môi trường.
Bài viết nhận định 5 nền kinh tế trên có cơ hội vạch ra đường lối tăng trưởng nhằm thúc đẩy số hóa, tính bền vững và toàn diện. Họ cần ưu tiên các sáng kiến tạo việc làm xanh và việc làm kỹ thuật số để phục vụ nhu cầu của lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn ngày càng cao và yêu cầu cao.
Ngoài ra, cũng như 4 nước còn lại, Việt Nam đang trải qua quá trình công nghiệp hóa nhanh. Các nước này phải áp dụng những biện pháp bền vững và đảm bảo rằng nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng trong khi chống lại được những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai.
Báo chí quốc tế đã từng công nhận Việt Nam là một con rồng châu Á mới nhờ những thành tựu trong phát triển kinh tế, cải thiện mức sống dân cư và tốc độ giảm nghèo đói. Để giữ vững danh hiệu này, Việt Nam cần nhiều nỗ lực trong việc đưa ra những chính sách đúng đắn để kiềm chế lạm phát, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và nâng cao phúc lợi xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế vẫn đánh giá rất tích cực đối với kinh tế Việt Nam. ADB trong báo cáo mới nhất đã dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế Châu Á sẽ thấp hơn mức dự báo, nhưng vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Còn theo dự báo của PwC thực hiện đầu năm 2008 thì vào năm 2025 kinh tế Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 28 thế giới với GDP theo sức mua tương đương đạt hơn 850 tỷ USD và đến năm 2050, Việt Nam sẽ đứng vào top 20 các nền kinh tế lớn trên thế giới có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi.
Cuốn sách phác họa bức tranh ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh Ngày 21/2, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật thông tin về cuốn sách “Thế giới nhìn nghiêng… Bang giao kể chuyện” của đại sứ, nhà báo Vũ Sơn Thủy, vừa xuất bản. |
Đại diện Việt Nam kêu gọi Liên hợp quốc tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác trong lĩnh vực gìn giữ hoà bình với các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN. |