Việt Nam đang trên đường trở thành cường quốc kinh tế với hoạt động xuất khẩu trái cây phát triển
Hạnh Trần (t/h) 21/09/2022 16:42 | Tài chính - Ngân hàng


![]() |
Bài viết "Vietnam is on a quest to turn into an economic power with its burgeoning fruit exports" trên tờ The Star (Ảnh chụp màn hình). |
Theo bài viết, khoảng nửa thế kỷ trước các gia đình Việt Nam chỉ có thể mơ ước có đủ ăn, phải đối mặt với nạn đói và suy dinh dưỡng khủng khiếp. Đối với một số người trong số họ, có thể không tưởng tượng được rằng một ngày nào đó, mọi người có thể tự cung cấp đầy đủ cho mình những thực phẩm bổ dưỡng, ngon và an toàn.
Đến nay, tại những thị trường ưa chuộng các sản phẩm trái cây Việt Nam, dịch bệnh COVID-19 đã không làm gián đoạn lớn đến hoạt động xuất khẩu mà thậm chí còn mở ra thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nông sản Việt Nam.
Bài viết nhận định, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, rau củ quả Việt Nam đã được xuất khẩu ra nước ngoài và tốc độ xuất khẩu tới các thị trường lớn khác ngoài Trung Quốc (thị trường nhập khẩu lớn nhất hiện nay của Việt Nam) như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia đang tăng trưởng mạnh.
Nhiều công ty xuất khẩu của Việt Nam đang chuyển hướng sang các thị trường châu Âu vì các sản phẩm được hưởng thuế suất 0% theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và các thị trường này có nhu cầu ngày càng lớn đối với rau quả nhiệt đới.
Phía Việt Nam cũng đang tiến hành các cuộc đàm phán để các loại trái cây tươi khác thâm nhập vào thị trường mới.
Để nắm bắt cơ hội, nhiều địa phương đang chuẩn bị các vùng trồng và nguồn nguyên liệu. Trong đó, tỉnh Tiền Giang là tỉnh trồng cây ăn trái lớn nhất Việt Nam hiện đang tìm cách mở rộng diện tích trồng để giúp tăng thu nhập cho nông dân và xuất khẩu. Những năm gần đây, tỉnh đã biến nhiều diện tích lúa kém năng suất và các ruộng khác thành vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, có thể thích ứng với nước mặn sông ngòi và hạn hán.
Tương tự, tỉnh Gia Lai có kế hoạch đưa chanh dây trở thành một trong bốn loại trái cây chủ lực, tăng diện tích trồng chanh dây lên 20.000ha vào năm 2025, tăng gấp 5 lần so với diện tích hiện tại.
Theo bài viết, để đảm bảo tính bền vững của hoạt động xuất khẩu trái cây và thâm nhập sâu hơn vào các thị trường truyền thống, thậm chí là thị trường cao cấp, yếu tố then chốt là phải đảm bảo sản xuất an toàn, góp phần nâng cao thế mạnh nông nghiệp của Việt Nam, qua đó củng cố vị thế là một trong những nước xuất khẩu trái cây tươi quan trọng của thế giới.
![]() |
Việt Nam cũng đang tiến hành các cuộc đàm phán để các loại trái cây tươi khác thâm nhập vào thị trường mới (Ảnh: indochinapost.com). |
Bài viết cũng dẫn dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam chỉ ra kim ngạch xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam sang châu Âu năm 2021 đạt 303 triệu USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 8 tháng năm 2022, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kim ngạch gần 2,2 tỷ USD.
Việt Nam hiện đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ loại quả gồm thanh long, xoài, vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa. Đối với thị trường Nhật Bản, Việt Nam cũng đã xuất khẩu 3 loại quả tươi như thanh long, xoài, vải. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đàm phán với Bộ Nông nghiệp Nhật Bản để xuất khẩu nhãn bằng phương pháp xử lý lạnh, đang trong giai đoạn thí nghiệm cuối cùng. Biện pháp này sẽ là tiền đề để xuất khẩu các loại quả khác của Việt Nam.
Mới đây, vào ngày 17/9, chuyến hàng xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc đầu tiên đã được thực hiện, hơn 2 tháng kể từ khi ký kết nghị định thư giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục tập trung hoàn thành đàm phán mở cửa thị trường đối với các sản phẩm gồm: nhãn xuất khẩu đi Nhật Bản; tiếp tục đàm phán các sản phẩm chanh leo, dừa xuất khẩu đi Hoa Kỳ; bưởi xuất khẩu sang Hàn Quốc; chanh leo xuất khẩu sang Australia; cây có múi xuất khẩu đi New Zealand.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ chuẩn hóa lại các quy định liên quan đến các loại quả tươi truyền thống xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc đáp ứng các quy định về tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại nông sản; đăng ký mã cơ sở đóng gói, mã số doanh nghiệp…
Truyền hình
Đáng chú ý
Đại biểu quốc tế gặp gỡ, giao lưu hữu nghị tại Lào Cai

Bài viết mới
Thống đốc nói về việc tăng hạn mức tín dụng cho lĩnh vực bất động sản

Đẳng cấp chơi golf cùng thẻ PVcomBank Travel Platinum

Chuyên đề

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Ngày Valentine, còn gọi là Ngày lễ tình yêu hay là Ngày lễ tình nhân diễn ra vào ngày 14/2 hàng năm. Ngày lễ này được đặt tên theo Thánh Valentinô, một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên - và cũng là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và bạn bè khác giới. Trước đây, ngày Valentine là ngày lễ chỉ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng ngày nay nó được phổ biến ở hầu hết các quốc gia.