Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần thứ hai nhiệm kỳ 2020-2021
Việt Nam bàn giao Nhà Quốc hội mới của Lào để phục vụ Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa IX Chiều ngày 20/3, tại Thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra Lễ nghiệm thu xây dựng và bàn giao Nhà Quốc hội mới của Lào để phục vụ Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa IX nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. |
Bộ Công an Việt Nam ký kết hợp tác với Ủy ban Điều tra Liên bang Nga Ngày 16/3, tại Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, đã chủ trì lễ đón chính thức Đoàn đại biểu cấp cao Liên bang Nga do Đại tướng Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh, dẫn đầu, thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 15 - 17/3. |
Theo Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, trong buổi sáng, HĐBA LHQ đã thông qua chương trình làm việc tháng 4/2021 do Việt Nam đề xuất, theo đó dự kiến HĐBA sẽ có 15 cuộc họp công khai, 10 cuộc họp kín thảo luận về các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế như tình hình Trung Đông, Syria, Libya, Yemen, Sudan, Nam Sudan, Mali, khu vực Hồ Lớn, Tây Sahara, Colombia, Kosovo.
Các cơ quan trực thuộc của HĐBA cũng sẽ có nhiều cuộc họp trong tháng. Đặc biệt, HĐBA LHQ cũng đã thông qua 04 hoạt động thảo luận mở do Việt Nam chủ trì thúc đẩy về các nội dung khắc phục hậu quả bom mìn vào ngày 8/4, bạo lực tình dục trong xung đột vũ trang ngày 14/4, hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực, tiểu khu vực ngày 19/4) và bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu ngày 27/4.
Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần thứ hai trong nhiệm kỳ 2020-2021 trên cương vị Chủ tịch HĐBA trực tiếp tại trụ sở LHQ kết hợp trực tuyến. |
Chiều cùng ngày, nhằm thực hiện cam kết minh bạch hoá và thúc đẩy sự tham gia rộng rãi của các nước thành viên LHQ trong khi thực hiện vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ, Việt Nam đã giới thiệu chương trình làm việc đến các nước thành viên LHQ ngoài HĐBA. Các nước gửi lời chúc mừng Việt Nam chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐBA tháng 4/2021, cảm ơn quan tâm và nỗ lực của Việt Nam trong đóng góp vào hoạt động của HĐBA cũng như tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế.
Các nước thành viên LHQ cũng bày tỏ mong muốn HĐBA sớm tổ chức các cuộc họp trực tiếp để tạo cơ hội cho đông đảo các nước thành viên LHQ tham gia vào thảo luận của HĐBA. Các nước cũng hoan nghênh các chủ đề thảo luận quan trọng được Việt Nam thúc đẩy trong tháng Chủ tịch 4/2021 và nhận định đây là các chủ đề đa dạng, đặt con người ở vị trí trung tâm và thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề xung đột, thúc đẩy hoà bình bền vững. Một số nước chúc Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong tháng Chủ tịch tới đây tương tự như đã đảm nhiệm vào tháng Chủ tịch 01/2020.
Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần thứ hai trong nhiệm kỳ 2020-2021 trên cương vị Chủ tịch HĐBA trực tiếp tại trụ sở LHQ kết hợp trực tuyến. Buổi họp báo thu hút đông đảo phóng viên, đại diện các hãng thông tấn, báo chí thường trú tại LHQ tham dự và 15 lượt câu hỏi về công việc của HĐBA, những ưu tiên của Việt Nam trong tháng Chủ tịch và tình hình một số điểm nóng ở các khu vực.
Cũng trong ngày 1/4/2021, Tổ công tác liên ngành (TCTLN) về việc Việt Nam đảm nhận cương vị Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức họp định kỳ nhằm tổng kết công tác tham gia HĐBA của Việt Nam trong Quý I/2021 và thảo luận về phương hướng công tác trong thời gian tới, trọng tâm là chuẩn bị cho lần thứ 2 Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐBA (tháng 4/2021).
Đây là cuộc họp đầu tiên do Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang chủ trì trên cương vị Tổ trưởng TCTLN. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các cơ quan thuộc Tổ công tác liên ngành (Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Đối ngoại Trung ương) và đại diện một số Bộ, ngành hữu quan làm công tác tham mưu, tuyên truyền về đối ngoại (Ban Nội chính Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ Thông tin và Truyền thông) cùng đại diện các đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao.
Tổ công tác liên ngành về việc Việt Nam đảm nhận cương vị Ủy viên Không thường trực HĐBA LHQ đã tổ chức họp định kỳ nhằm tổng kết công tác tham gia HĐBA của Việt Nam trong Quý I/2021. Ảnh: Trung Hiếu |
Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo của Bộ Ngoại giao và qua thảo luận, các đại biểu thống nhất cho rằng tình hình chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội thế giới trong Quý I/2021 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do ảnh hưởng kéo dài của đại dịch COVID-19, xu thế cạnh tranh giữa các nước lớn, nhiều căng thẳng, bất ổn tiếp diễn tại các điểm nóng ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi, Đông Phi, Mỹ Latinh, Châu Á, đặc biệt là chính biến tại Myanmar đang thu hút nhiều quan tâm, theo dõi của cộng đồng quốc tế.
HĐBA đã điều chỉnh phương pháp làm việc để thích ứng với hoàn cảnh đại dịch, tiếp tục bao quát xử lý khối lượng công việc lớn với tổng số 83 cuộc họp chính thức cấp Đại sứ, 07 cuộc họp không chính thức, thông qua 27 văn kiện liên quan đến tình hình ở tất cả các khu vực và thảo luận nhiều vấn đề chủ đề như chống khủng bố, an ninh và khí hậu, tiếp cận vắc-xin COVID-19, an ninh lương thực.
Các đại biểu cho rằng Việt Nam đã chủ động tham gia, đóng góp và hoàn thành tốt nhiệm vụ Ủy viên không thường trực HĐBA trong Quý I/2021, xử lý các công việc tại HĐBA một cách cân bằng và phù hợp, trên cơ sở đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả của Đại hội Đảng lần thứ XIII, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định phục vụ phát triển, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc và nâng cao vị thế của đất nước, đưa hợp tác của Việt Nam với các nước, đối tác quốc tế đi vào chiều sâu.
Về phương hướng tham gia HĐBA thời gian tới, nhất là việc chuẩn bị cho việc Việt Nam lần thứ 2 đảm nhiệm vai trò là Chủ tịch HĐBA trong tháng 4/2021, các đại biểu đã trao đổi nhiều biện pháp cụ thể nhằm chuẩn bị cho việc Việt Nam tổ chức 3 sự kiện điểm nhấn gồm: (i) Phiên Thảo luận mở cấp Bộ trưởng trực tuyến về “Khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hòa bình bền vững: Tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn” do Bộ trưởng Ngoại giao chủ trì vào ngày 8/4; (ii) Phiên Thảo luận Cấp cao trực tuyến về “Tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột” dự kiến do Chủ tịch nước chủ trì vào ngày 19/4; (iii) Phiên Thảo luận cấp Bộ trưởng về chủ đề “Bảo vệ cơ sở thiết yếu đối với sự sống của người dân trong xung đột vũ trang” do Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì vào ngày 27/4. Đây là các hoạt động đối ngoại đa phương quan trọng diễn ra ngay sau thành công rất tốt đẹp của Đại hội Đảng lần thứ XIII, góp phần cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đảng và triển khai Chỉ thị 25-CT/TW ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các Bộ ngành hữu quan và TCTLN trong việc tham mưu, tổ chức triển khai việc tham gia, đóng góp của Việt Nam tại HĐBA thời gian qua, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ và các mục tiêu, yêu cầu đề ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và các khu vực còn nhiều diễn biến khó lường, phức tạp. Thứ trưởng đề nghị các Bộ, ngành hữu quan tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin, thúc đẩy các vấn đề ưu tiên và quan tâm lợi ích của Việt Nam, đồng thời chú trọng công tác nghiên cứu, dự báo và thông tin tuyên truyền để đảm bảo thực hiện thành công nhiệm vụ Chủ tịch HĐBA LHQ trong tháng 4/2021 và các công việc trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ tại HĐBA.
Việt Nam tham gia tích cực vào các văn kiện của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) vừa họp trực tuyến công bố thông qua 03 nghị quyết gồm Nghị quyết 2566 về tăng cường nhân sự của Phái bộ LHQ tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA), Nghị quyết 2567 về việc gia hạn nhiệm vụ của Phái bộ LHQ tại Nam Sudan (UNMISS), Nghị quyết 2568 về gia hạn nhiệm vụ của Phái bộ Giám sát quân sự Liên minh châu Phi tại Somalia (AMISOM) và 01 Tuyên bố Chủ tịch về tình hình Libya. |
Dấu ấn đậm nét Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Năm 2020 là năm đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ 2020-2021. |