Việt Nam bác bỏ những thông tin sai sự thật, không khách quan
Nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam Được triển khai từ tháng 6/2022, đến nay Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về biển, đảo Việt Nam với chủ đề “Tổ quốc bên bờ sóng” năm 2022 (gọi tắt là Cuộc thi “Tổ quốc bên bờ sóng”) đã và đang thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo Nhân dân cả nước. Đây là một sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về vị trí, vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia. |
Hai tổ chức của Đức và Nhật Bản hỗ trợ tỉnh Quảng Bình bảo tồn và bảo vệ Gà lôi lam mào trắng Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam vừa có Quyết định phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại để thực hiện Dự án Hỗ trợ bảo tồn và bảo vệ Gà lôi lam mào trắng ở Việt Nam do Vườn thú Berlin (Đức) và Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Keidaren (Nhật Bản) tài trợ với kinh phí gần 1,2 tỷ đồng. |
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại họp báo (Ảnh: Báo Điện tử Chính Phủ). |
Ngày 22/9 trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết “phản ứng của Việt Nam trước một số tổ chức nhân quyền quốc tế có ý kiến trái chiều về việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, không khách quan của một số tổ chức nước ngoài đã đưa ra về Việt Nam".
Bà Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền cơ bản của con người. Điều này đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan. Những thành tựu và nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Mới đây nhất, tháng 3/2022 Việt Nam đã công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) chu kỳ III, thể hiện trách nhiệm quốc gia thành viên minh bạch và sự nghiêm túc của Việt Nam thực hiện cơ chế UPR nói riêng và thực hiện các cam kết quốc tế để bảo đảm quyền con người nói chung.
"Việt Nam cũng tích cực thể hiện tinh thần hợp tác với các thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, đồng thời thường xuyên duy trì các cơ chế đối thoại nhân quyền song phương với một số nước, sẵn sàng cung cấp, trao đổi các vấn đề hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau", bà Lê Thị Thu Hằng cho biết thêm.