Việt kiều cần cảnh giác với lời mời "việc nhẹ lương cao" trên mạng tại Campuchia
Người Việt tại Israel phát huy đoàn kết, bản lĩnh kiên cường giữa 'chảo lửa' Trung Đông Trong vòng xoáy căng thẳng Israel-Palestine, cộng đồng người Việt Nam tại Israel vẫn giữ vững tinh thần đoàn kết, phát huy bản lĩnh kiên cường bất chấp hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. |
Những dấu hiệu cho thấy người bạn ngoại quốc của bạn là tay lừa đảo trên mạng Nếu một người ngoại quốc với một trong những đặc điểm đáng nghi ngại sau tìm cách tiếp cận bạn, hãy cảnh giác để không trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo tài chính hoặc ăn cắp danh tính. |
Trong thông báo của Đại sứ quán nêu rõ: thời gian qua, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã nhận được rất nhiều thông tin về việc công dân Việt Nam bị lôi kéo, bị lừa sang Campuchia theo con đường hợp pháp hoặc bất hợp pháp để làm việc trong các sòng bài, cá độ, xổ số hoặc cơ sở game online.
"Theo đơn tố cáo, cầu cứu của các nạn nhân, chúng tôi được biết hoạt động lôi kéo, đưa người Việt sang Campuchia do số các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu, có sự tham gia của cả người Việt Nam, Campuchia. Số này đã tổ chức thành các đường dây lôi kéo, đưa đón người, hoạt động rất tinh vi để tránh sự theo dõi, phát hiện của lực lượng chứng năng của Việt Nam và Campuchia.
Ảnh minh hoạ. |
Thủ đoạn của chúng là đưa thông tin quảng cáo về công việc nhẹ nhàng, lương cao ở Campuchia (800-1000 USD/tháng). Sau khi nạn nhân đồng ý muốn làm việc, các nhóm tội phạm sẽ liên hệ và tổ chức cho họ nhập cảnh Campuchia. Khi sang đến Campuchia, những người này được đưa đến các khách sạn hoặc cơ sở sòng bài (tập trung nhiều ở tỉnh Sihanoukville). Tại đây, họ sẽ được huấn luyện cách thức để tìm kiếm, mời chào, lôi kéo các khách hàng tham gia đánh bạc trên mạng. Lúc này, các nạn nhân mới biết công việc, đãi ngộ không như quảng cáo, họ bị giám sát chặt chẽ, bị bóc lột sức lao động, bị cưỡng bức làm việc (từ 15-16 tiếng/1 ngày) nếu không sẽ bị đối xử tồi tệ. Nhiều người đã bị tra tấn, đánh đập rất tàn bạo khi tìm cách trốn ra khỏi nơi làm việc, giam giữ. Những người từ chối làm việc và muốn quay trở về Việt Nam thì bị đánh đập, bắt ký khống giấy nợ và yêu cầu bồi thường hàng ngàn đô la (1.000-8.000 USD) mới được thả hoặc bị bán cho công ty khác.
Trên cơ sở tin báo của các nạn nhân, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã khẩn trương liên hệ, đề nghị cơ quan chức năng của Campuchia tiến hành giải cứu và hỗ trợ được một số nạn nhân về nước. Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn diễn biến phức tạp và chưa thực sự được giải quyết triệt để", thông báo Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia cho biết.
Chính vì thế Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia khuyến nghị mọi công dân đề cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ bản thân và gia đình mình.
Theo đó, cảnh giác với các mối quan hệ qua mạng xã hội, hứa hẹn công việc có thu nhập cao, cá nhân hoạt động tuyển dụng trên mạng không có địa chỉ hoặc tư cách pháp nhân ở Việt Nam, tổ chức nhập cảnh Campuchia qua đường tiểu ngạch…
Từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác, nhất là những người lạ, người không thân quen.
Hãy tuyên truyền, cảnh báo cho những người xung quanh về thủ đoạn của tội phạm buôn bán người: hứa hẹn việc làm nhàn hạ, thu nhập cao để lừa bán nạn nhân ra nước ngoài nhằm cưỡng bức lao động, tổ chức nhập xuất nhập cảnh bất hợp pháp, hứa hẹn giúp đỡ những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn nhằm lừa bán ra nước ngoài để cưỡng ép kết hôn, bóc lột tình dục, sinh con ở nước ngoài rồi bán trẻ sơ sinh…
Hiểu rõ hậu quả khi là nạn nhân của mua bán người: bị bóc lột sức lao động, bị hành hạ, đánh đập tàn nhẫn, bị bóc lột tình dục, nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền qua đường tình dục, bị sang chấn tâm lý, bị giam giữ trái phép, bị bắt làm con tin đòi tiền chuộc từ gia đình… Hãy cùng nhau tích cực phòng, chống mua bán người vì sự an toàn của mỗi người và mọi người!
Trường hợp cần hỗ trợ hoặc cung cấp thông tin liên quan đến tội phạm buôn bán người tại Campuchia, đề nghị liên hệ với số điện thoại: + 855-974056789, + 855-977435678; hoặc Tổng đài bảo hộ công dân +84-981 84 84 84.
Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người Việc tiếp nhận thông tin nạn nhân buôn bán người của đường dây nóng từ số điện thoại 18001567 chuyển sang số điện thoại 111 thống nhất trên cả nước. |
Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác Công ước được thông qua và để ngỏ cho các nước ký, phê chuẩn theo Nghị quyết 317 (IV) ngày 2/12/1949 của Đại hội đồng Liên hợp quốc; có hiệu lực ngày 25/7/1951, theo quy định tại Điều 24. Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu tới độc giả, nội dung công ước như sau. |