Vì sao các khu cảng toàn cầu đang quá thiếu chỗ chứa công ten nơ rỗng?
Báo cáo tháng 11/2022 của DHL Global Forwarding: giá cước vận tải đường biển đang có xu hướng giảm
SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 15 tháng 11 năm 2022 – Báo cáo cập nhật thị trường vận tải đường biển tháng 11 năm 2022 của DHLGlobal Forwarding vừa được công bố. Dưới đây là một số điểm nổi bật về những diễn biến mới nhất của thị trường vận tải đường biển toàn cầu trong phân tích hàng tháng này của DHL Global Forwarding. – Triển vọng nhu cầu – Các sự kiện khác nhau như chiến tranh ở Ukraina, khủng hoảng năng lượng và lạm phát đang tăng mạnh làm giảm chi tiêu của người tiêu
|
Nguyên nhân nhiều doanh nghiệp vận tải toàn cầu bi quan về tương lai
Tình hình của ngành vận tải toàn cầu hiện đang bi quan như thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009, chuyên gia tại ngân hàng đầu tư Stephens khẳng định.
|
Hoạt động sản xuất công ten nơ vận tải toàn cầu đã giảm chóng mặt trong thời gian gần đây khi mà nhu cầu với hàng hóa dịch vụ giảm đi dù rằng các biện pháp hạn chế đi lại được áp dụng trong thời kỳ COVID-19 trước đây được gỡ bỏ.
Giờ đây, tại nhiều khu cảng của thế giới người ta chứng kiến nhiều công ten nơ chất đống, theo nội dung bài báo được Financial Times đăng tải.
Theo số liệu được cung cấp bởi công ty nghiên cứu và tư vấn hàng hải Drewry, hoạt động sản xuất công ten nơ 20 feet, loại công ten nơ tiêu chuẩn của ngành vận tải, so với cùng kỳ năm 2022 giảm 71% xuống còn 306.000 chiếc.
Việc sản xuất công ten nơ suy giảm về quy mô như vậy cho thấy sự khác biệt hoàn toàn so với cùng thời điểm này hai năm trước đó khi mà hoạt động sản xuất công ten nơ tăng trưởng bùng nổ bởi nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu tăng mạnh, kết quả công ten nơ thiếu trầm trọng.
Tuy nhiên, nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu đã hạ nhiệt kể từ khi các biện pháp hạn chế đi lại được gỡ bỏ và các nền kinh tế mở cửa trở lại, ngành vận tải lại chuyển sang đương đầu với vấn đề trái ngược: quá nhiều công ten nơ thừa không dùng đến đe dọa sẽ làm tắc nghẽn các cảng ở Trung Quốc, nơi mà 95% công ten nơ của thế giới được sản xuất.
AP Møller-Maersk, một trong những tập đoàn vận tải lớn nhất thế giới, đã công bố sẽ ngừng sản xuất các công ten nơ khô cho đến ít nhất năm 2024 dù rằng cũng cho biết sẽ nối lại việc sản xuất công ten nơ 20 feet sớm hơn so với công ten nơ 40 feet bởi nhu cầu đối với công ten nơ loại nhỏ dường như vững vàng hơn.
Trưởng bộ phận vận tải của Maersk, bà Anne-Sophie Zerlang Karlsen, nói với Financial Times rằng công ty đang buộc phải tính đến việc bán hoặc bỏ đi một số mẫu công ten nơ cũ nhằm giải quyết bớt tình trạng thừa mứa.
Nhu cầu công ten nơ giảm không khỏi ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp sản xuất. Lợi nhuận tại công ty International Marine Containers, một trong những công ty sản xuất công ten nơ lớn nhất Trung Quốc, trong quý 1/2023 giảm đến 91% so với cùng kỳ năm trước xuống 23 triệu USD.
Lợi nhuận của công ty COSCO Shipping Development, công ty sản xuất công ten nơ thuộc tập đoàn COSCO Hàn Quốc, giảm 71% trong quý đầu năm nay.
Các chuyên gia kinh tế WTO tin rằng tăng trưởng xuất khẩu sẽ chững lại trong năm nay, nó cho thấy nhu cầu công ten nơ vẫn ở mức thấp. Dự báo gần đây nhất của WTO công bố vào tháng trước ước tính thương mại hàng hóa dịch vụ sẽ chỉ tăng trưởng 1,7% trong năm nay, giảm đáng kể so với tốc độ tăng trưởng 2,7% của năm 2022.
Hiện tại, không chỉ các công ty sản xuất công ten nơ mà cả các doanh nghiệp vận tài toàn cầu cũng đang đương đầu với tình trạng lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng, trái ngược với việc lợi nhuận tăng cao kỷ lục trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Khi đó, sự gián đoạn của chuỗi cung ứng cũng như nhu cầu hàng hóa bùng nổ đã đẩy tăng chi phí vận tải.
Trong khoảng thời gian này, nhiều doanh nghiệp vận tải toàn cầu chạy đua mua thêm nhiều công ten nơ mới, tình trạng tắc nghẽn thường xuyên xảy ra tại những khu cảng vận chuyển hàng sang châu Á.
Năm 2021, tổng sản lượng công ten nơ của toàn cầu ước tính 7,1 triệu chiếc, cao hơn gấp đôi sản lượng của năm 2020, theo tính toán của Drewry.
Giờ đây, nhu cầu vận tải đã giảm quá sâu đến nỗi mà chủ sở hữu các khu vực cảng lớn tại châu Á đương đầu với vấn đề tìm chỗ để chứa công ten nơ không sử dụng đến. Số lượng công ten nơ tồn hiện giờ đã có thể lập kỷ lục cao chưa từng thấy, theo tính toán của Karlsen.
Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế
Tính đến 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gần 8 lần so với thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào đầu năm 2007; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt khoảng 22,4 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) duy trì ở mức cao trên thế giới...
|
Nhiều nguyên nhân khiến kinh tế Mỹ bất ngờ tăng trưởng tốt
Kết quả các cuộc khảo sát khác của S&P Global vào ngày thứ Ba cho thấy hoạt động kinh tế tại châu Âu trong tháng 5/2023 chững lại, trong khi đó hoạt động kinh tế tại Nhật tăng trưởng tốt.
|