Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:52 | 14/05/2017 GMT+7

Vì sao các doanh nghiệp ASEAN nên tìm đến khu vực Nam Á?

aa
Trong khoảng 3 thập kỷ, nhiều nước ASEAN đã đạt được tăng trưởng mạnh mẽ nhờ xuất khẩu, thành phần dân số và sự giàu có của tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, trong năm 2017, có một điều chắc chắn rằng việc dự đoán sẽ vô cùng khó khăn.

Dù khó đoán, nhưng về cơ bản, gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa, 2 yếu tố đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của ASEAN trong những năm gần đây, sẽ vẫn là xu thế lớn trong năm nay.

Đối với những công ty tìm kiếm sự tăng trưởng, có lẽ điều quan trọng nhất trong những thời kỳ bất ổn như thế này là quay trở lại với những yếu tố cơ bản, nhưng thực hiện một chút thay đổi.

Cảm giác kinh doanh nhạy bén

Nhắm tới ASEAN là một bước đi hợp lý và thực tiễn cho các doanh nghiệp. Khu vực này có dân số khoảng 626 triệu người và là thị trường kết hợp lớn thứ 3 ở châu Á. Khối 10 quốc gia dự kiến sẽ duy trì sự ổn định với các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á tăng trưởng ở mức khoảng 5 – 7%. Indonesia và Philippines cũng đứng đầu danh sách các quốc gia trên thế giới tăng trưởng nhờ nguồn nội lực của mình.

Tuy nhiên, ngay cả khi ASEAN ngày càng ít bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài, thương mại trong khu vực (ổn định ở mức ¼ tổng giá trị thương mại của khối kinh tế này) sẽ không giúp cho các doanh nghiệp giảm nhẹ những tác động từ tốc độ tăng trưởng có thể chậm đi của Mỹ, EU và Trung Quốc. Điều này có nghĩa là nhắm đến thị trường ASEAN với một cơ sở khách hàng ngày càng lớn có lẽ là không đủ. Trong khi gắn bó với những yếu tố cơ bản, những doanh nghiệp phải cân nhắc đến một sân chơi lớn hơn và hành động khác đi một chút.

Thay vì chỉ tập trung vào ASEAN, các doanh nghiệp có thể chú ý đến một khu vực mở rộng bao gồm cả ASEAN và Nam Á, nơi chiếm 1/3 dân số thế giới. Theo World Bank, khoảng 1 triệu người gia nhập lực lượng lao động ở Nam Á mỗi tháng. Đến năm 2030, ASEAN và Nam Á là nhà của ¼ lao động trưởng thành trên thế giới.

Theo Ngân hàng phát triển châu Á, thương mại ở Nam Á và Đông Nam Á cũng đã tăng từ 4 tỷ USD vào năm 1990 lên 90 tỷ USD vào năm 2013. Cùng khoảng thời gian đó, thị phần của Đông Nam Á trong thương mại Nam Á chỉ tăng nhẹ từ 11% lên 12%, theo chiều ngược lại, thị phần của Nam Á trong thương mại Đông Nam Á đã tăng gấp đôi từ 2% lên 4%. Xu hướng khiêm tốn này cho thấy có cơ hội tăng trưởng hơn nữa giữa 2 khu vực.

Kết bạn mới, nhưng vẫn giữ những người bạn cũ

vi sao cac doanh nghiep asean nen tim den khu vuc nam a

Những công ty ở ASEAN có xu hướng kinh doanh nhiều hơn ở các nước Đông Á và tránh các thị trường Nam Á do thiếu thông tin, kinh nghiệm, và quan hệ.

Trong một thế giới kinh doanh khó đoán, chúng ta có xu hướng tiếp tục hoạt động trong các khu vực đã được thử nghiệm kỹ, nhưng cùng lúc đó, chúng ta cũng nên khám phá các thị trường mới khi cơ hội đến.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa ra cải cách ủng hộ doanh nghiệp và tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena đang áp dụng các chính sách giúp các công ty hoạt động dễ dàng hơn. Những cải cách chính sách của chính phủ Bangladesh trong những năm gần đây cũng tạo ra một môi trường cởi mở và cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp. Với những động thái đó, Nam Á ngày càng trở nên thân thiện hơn với các công ty.

Thêm vào đó, khu vực Nam Á nói chung cung cấp cho các doanh nghiệp ở ASEAN và các nhà sản xuất toàn cầu một thị trường thay thế khi họ đang phải đối mặt với những chi phí ngày càng tăng ở Đông Á và Đông Nam Á. Nam Á nằm trong nhóm có mức lương tối thiểu thấp nhất trên thế giới. Mức lương tối thiểu hàng tháng ở Ấn Độ là khoảng 150 USD, và khoảng 70 USD ở Bangladesh, Nepal và Sri Lanka, các doanh nghiệp được tiếp cận với lực lượng lao động biết nói tiếng Anh, và có học thức.

Các dòng đầu tư dự kiến đến Nam Á và Đông Nam Á xuất hiện những triển vọng mới khi Trung Quốc có kế hoạch khôi phục lại tuyến thương mại từ thời cổ đại trải dài từ châu Á sang châu Âu thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Dòng vốn tăng lên từ Trung Quốc có thể giúp cả 2 khu vực thích nghi với khả năng gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Khi xuất khẩu ở ASEAN chậm lại và chi phí sản xuất tăng cao, thì việc bao gồm cả khu vực Nam Á trong chiến lược kinh doanh sẽ tạo ra lợi ích lâu dài.

Cộng tác và kết nối để thành công

vi sao cac doanh nghiep asean nen tim den khu vuc nam a

Có nhiều cơ hội trong mối quan hệ giữa 2 thị trường ASEAN và Nam Á.

Tăng cường trao đổi kinh doanh sẽ kêu gọi sự kết nối lớn hơn, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng và tài chính, giữa ASEAN và Nam Á. Điều này sẽ đem lại lợi ích to lớn cho cả 2 khu vực. Mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng tốt hơn sẽ làm cho việc giao dịch qua biên giới trở nên dễ dàng hơn.

Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), một khoản đầu tư ước tính có giá trị 73,1 tỷ USD là cần thiết cho các dự án phục vụ cho sự kết nối giữa Đông Nam Á và Nam Á. Đối với khu vực châu Á rộng hơn, ADB dự đoán rằng cần tới 8 nghìn tỷ USD cho đến năm 2020 để cân bằng thâm hụt về cơ sở hạ tầng.

Tương tự, có nhiều cơ hội hợp tác công tư trong lĩnh vực tài chính để khuyến khích các doanh nghiệp và doanh nhân chuyển sự chú ý sang “miền Nam”. Chính phủ cũng cần hỗ trợ tăng cường và hội nhập các thị trường tài chính và nỗ lực trong việc tự do hóa lưu chuyển dòng vốn. Cũng có những nhu cầu ngày càng cao để hệ thống tài chính cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Tập trung vào sự phát triển của thị trường trái phiếu của quốc gia và khu vực sẽ cung cấp một sự lựa chọn thay thế về tài chính doanh nghiệp cho các SMEs và tăng cường hội nhập giữa những thị trường vốn ở Nam Á và Đông Nam Á.

Cuối cùng, có những mối liên hệ giữa ASEAN và Nam Á trong cách các doanh nghiệp tự cấp vốn. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp Ấn Độ cần nguồn tài chính đã vay nước ngoài thông qua hình thức trái phiếu Masala, được định giá theo đồng rupee, do đó hầu như không có rủi ro ngoại tệ. Khi ngân hàng trung ương Ấn Độ khuyến khích sử dụng trái phiếu Masala để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Singapore đã tận dụng được cơ hội này. Hơn 80% trái phiếu được bán ra nước ngoài được niêm yết bởi các công ty phát hành ở Ấn Độ thuộc sở hữu của sở giao dịch Singapore, thu về cho họ khoảng 66 tỷ USD.

2017 tiếp tục là một năm không thể đoán trước. Nhưng các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ bằng cách khai thác các cơ hội ở ASEAN va Nam Á dù cho vẫn còn nhiều yếu tố không chắc chắn.

K Nguyễn

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực đang ngày càng trở thành công cụ cạnh tranh điểm đến quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đẩy mạnh thu hút khách quốc tế sau đại dịch. Việt Nam đã có những điều chỉnh tích cực, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh du lịch và nâng cao trải nghiệm nhập cảnh cho du khách.
Phòng, chống bạo lực gia đình: Nỗ lực vì một Việt Nam nhân ái, văn minh

Phòng, chống bạo lực gia đình: Nỗ lực vì một Việt Nam nhân ái, văn minh

Bạo lực gia đình không còn là chuyện riêng sau cánh cửa khép kín. Từ những vụ việc đau lòng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực toàn diện, từ hoàn thiện luật pháp, truyền thông sâu rộng đến xây dựng mạng lưới hỗ trợ nhằm bảo vệ nạn nhân và hướng tới một xã hội an toàn, nhân ái và văn minh.
Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ; Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7; Ông Trump ký sắc lệnh gỡ trừng phạt với Syria... là tin quốc tế nổi bật ngày 01/7.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động