Vẻ đẹp cầu Mây Sa Pa
![]() |
Cầu Mây cổ thể hiện sự sáng tạo của con người trong hành trình chinh phục thiên nhiên, là hiện vật gắn liền với cuộc sống của người dân bản địa hai bên suối Mường Hoa (Ảnh minh họa). |
Cầu Mây Sa Pa là địa điểm tọa lạc tại bản Giàng Tà Chải, cách trung tâm thị trấn SaPa 17km về hướng Đông Nam. Để đến được Cầu Mây, khách du lịch phải di chuyển theo đường mòn 3km. Đây là cây cầu được làm toàn bộ bằng dây mây, cầu vắt qua sông Mường Hoa rất thơ mộng, hai bên bờ sông hoa trái xum xuê mọc. Nhiều người không rõ địa chỉ và đường đi ở Sa Pa nên đã nhầm lẫn Cầu Mây ở bản Tả Van. Khách du lịch có thể bắt xe theo tuyến Cầu Mây SaPa - Giàng Tà Chải tại đường cái, sau đó đi bộ thêm 3km sẽ đến tận chân cầu.
Đối với người dân ở Sa Pa, Cầu Mây là cái tên rất quen thuộc và nhiều nhà hàng, khách sạn cũng sử dụng tên này để thu hút khách du lịch thập phương lui tới. Để thấy rõ sự đặc biệt của cây cầu này, ở Sa Pa còn có một con phố mang tên Cầu Mây. Có thể nói cây cầu được xem như một phần hơi thở trong đời sống của người dân. Thời gian ban đầu khi mới hình thành, người dân địa phương thường đi qua Cầu Mây để di chuyển từ xã Tả Vạn đến trung tâm thị trấn Sa Pa. Đến nay do cầu xuống cấp nên chỉ đáp ứng du khách tham quan, người dân có thể di chuyển bằng một tuyến đường khác để ra thị trấn.
Với kết cấu đơn giản, toàn bộ cây cầu được làm bằng dây mây, những tấm ván đan xen trên cầu cách nhau chừng 20cm tạo thành đường đi vững chắc. Dù chỉ là một cây cầu vắt ngang qua sông nhưng Cầu Mây lại là địa điểm hút khách du lịch trong nước lẫn Quốc tế. Người ta thích thú vì trải nghiệm lần đầu tiên được đặt chân lên những dải mây đan xen nhau, phía dưới cầu là dòng nước chảy trũng xanh biếc.
Vì khoảng cách đan xen giữa những tấm ván trên cầu khá xa nhau, người di chuyển trên cầu mây đòi hỏi sự cẩn trọng, di chuyển chậm và khéo léo. Những người đồng bào H’Mông ở huyện vùng cao này đã tự tay sáng tạo ra cây cầu này. Trước đây, nhiều người hiểu nhầm rằng khi đi qua Cầu Mây vào buổi sớm người ta có thể chạm tay được đếm sương mù và mây. Tuy nhiên, theo lý giải của người dân địa phương, cái tên Cầu Mây bắt nguồn từ chính vật liệu làm nên cây cầu này, do cầu được làm bằng dây mây là chính kết hợp với tre nứa nên gọi là Cầu Mây.
Hiện cầu Mây nằm trong khuôn viên Cầu Mây Eco Home. Cầu Mây vẫn được cố định vào thân cây cổ thụ hai bên bờ suối để du khách tham quan, trải nghiệm miễn phí. Dây mây rừng nay được thay bằng cáp thép chịu lực. Ngoài cầu Mây, du khách còn có thể chiêm ngưỡng một thác nước tuyệt đẹp, thơ mộng và hùng vỹ được người dân địa phương gọi là thác Giàng Tà Chải.
Tin bài liên quan

Đồng Tháp: Ra mắt 4 tour du lịch mới dịp Festival Hoa – Kiểng Sa Đéc lần I năm 2023

“Một hành trình, ba điểm đến” - dự án thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia

10 doanh nghiệp Việt tham dự WTM London 2023
Các tin bài khác

Đến Huế thăm làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

Gìn giữ nghề làm nón lá của người Tày Bắc Hà

Người đẹp Belarus mê mẩn gỏi gà măng cụt của Việt Nam

Quảng Nam: Làng nghề truyền thống nhộn nhịp đón Trung thu
Đọc nhiều

Con số may mắn hôm nay 1/12/2023 12 con giáp: Mùi có cơ hội phát tài

Lộ trình, lịch trình các tuyến xe buýt tại Quảng Ngãi. Mới nhất, chi tiết nhất năm 2024

Lớp học đặc biệt ở Trại Tạm giam số 1

Hơn 200 dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài cho ĐBSCL năm 2023

Cộng đồng người Việt được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe tại Israel

Đội huỷ nổ bom mìn lưu động NPA/RENEW phá huỷ đạn pháo trả lại màu xanh cho đất

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức thông tin về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

Âm vang những giai điệu Nga
