Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:36 | 27/08/2018 GMT+7

Vành đai và Con đường: Lỡ giao đất nhưng bị "bùng" tiền đền bù, đổ máu và xáo trộn xã hội

aa
Bị tác động bởi dự án thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, người dân Kenya than thở "đến khi nào mới có ngày bình yên".

Từ bờ biển thanh bình đến thảo nguyên bao la, từ phố thị ồn ào đến những khu ổ chuột xơ xác, Kenya khoác lên mình cả sự quyến rũ lẫn mâu thuẫn của tạo hóa.

Để tăng cường sức mạnh kinh tế, Kenya trở thành một trong những nước tham gia vào sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc và hiện đang nhận khoản vay trị giá hàng tỷ USD từ Bắc Kinh, phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng lớn nhất từ trước tới nay của đất nước Đông Phi: Hệ thống đường sắt tiêu chuẩn SGR.

Ngày 31/5/2017, giai đoạn đầu của dự án SGR - tuyến đường sắt từ Mombasa tới thủ đô Nairobi đã được thông xe. Tuy nhiên, dự án quy mô lớn này vừa mang đến sự thuận tiện trong giao thông nhưng đồng thời cũng gây ra sự hỗn loạn xã hội ở đây.

Theo VOA (Mỹ), không phải tất cả người dân Kenya đều tỏ ra lạc quan trước sự xuất hiện của con đường này.

Người dân Kenya phản ánh tác động của tuyến đường sắt thuộc sáng kiến Vành đai và con đường

Xáo trộn xã hội

Mariakani là thị trấn nhỏ gần cảng Mombasa, phía Đông Kenya, cũng là một trong những địa phương thi công đầu tiên tuyến đường sắt Mombasa-Nairobi.

Một trường học tại đây đã bị phá dỡ khi dự án được tiến hành cùng cam kết một trường học mới, khang trang hơn sẽ được dựng lên từ doanh nghiệp đường sắt nhà nước Kenya nhưng đến hiện nay, công trình vẫn bị trì hoãn.

Sau bốn năm, học sinh vẫn phải học ở trong những lớp học được dựng tạm.

Công ty đường sắt Kenya cam kết sẽ trả tiền bồi thường cho các hộ gia đình có tài sản đất đai mà tuyến đường sắt chạy qua. Một người bản địa thường được gọi là KTU cho biết, tuyến đường sắt cắt ngang nghĩa trang gia đình ông.

"Gia đình tôi sở hữu mảnh đất này, tôi được tiếp quản nó sau khi cha tôi qua đời", KTU nói.

Ông này cho biết, khi nghe tin tuyến đường sắt mới chạy qua Mariakani, chúng tôi đã rất vui mừng. "Họ nói do đường sắt sẽ chạy qua khu nghĩa trang gia đình tôi nên chúng tôi sẽ được đền bù 500 USD/phần mộ. Họ cũng cho chúng tôi thời gian để di dời phần mộ tới địa điểm mới".

Tuy nhiên, KTU cho hay, các khoản bồi thường không được trao trả đúng thời hạn, hơn nữa công trình thi công gây nhiều tiếng ồn ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật của người dân bản địa.

Người dân Kenya phản ánh tác động của tuyến đường sắt thuộc sáng kiến Vành đai và con đường

Grace Kimani - người dân khác chia sẻ: "Bây giờ là 7 giờ tối Chủ nhật nhưng các công nhân vẫn chưa nghỉ tay. Tôi rất muốn hỏi rằng, người dân chúng tôi đến khi nào mới có thể hưởng thụ một ngày yên bình. Tất cả những công việc này khi nào mới kết thúc?".

Grace Kimani sống ở một thị trấn nhỏ mang tên Oloosirkon, phía tây nam của Vườn Quốc gia Nairobi. Đây là nơi đang thi công giai đoạn hai của dự án đường sắt Nairobi-Malaba. Nhà thầu thường xuyên dùng thuốc nổ để phục vụ công tác thi công và điều này đã gây ra những trận động đất cho khu vực.

Cũng theo đó, do ảnh hưởng của các vụ động đất, tường nhà Kimani đã xuất hiện những vết nứt dẫn đến sự lo lắng cho gia đình cô.

"Nhà chúng tôi gần như sắp sập vậy. Vết nứt kia là kết quả của một vụ nổ lớn vào thứ 6 tuần trước. Còn vết này đã tách đôi tường nhà, từ bên ngoài nhìn vào có thể nhìn thấy nhà bếp... Cánh công nhân dự án nói với tôi rằng, các vụ nổ là cần thiết và họ không có cách nào khác", Kimani nói.

David Kadengge mua một mảnh đất dựng nhà cách đây 18 năm về trước, ỏ Oloosirkon có thể phóng tầm mắt ra xa, thấp thoáng là công viên quốc gia Nairobi và thành phố lân cận nhưng do dự án đường sắt, toàn bộ cảnh quan khu vực đã thay đổi.

Anh này nói: "Oloosirkon là một trong những nơi thuận lợi nhất để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Nairobi nhưng khung cảnh này giờ không còn nữa.

Trước đây, chúng tôi có thể nhìn thấy đường chân trời phía thành phố nhưng hiện nay một gò đất cao đã chặn đứng tầm nhìn. Tôi nghe nói, tuyến đường sắt mới cao khoảng 30-40m nên cảnh quan xưa kia có thể sẽ biến thành một bức tường xi măng".

  • vanh dai va con duong lo giao dat nhung bi bung tien den bu do mau va xao tron xa hoi

    Trung Quốc hoan hỉ rót tiền nhưng người châu Phi lại rưng rức: Bao giờ cho đến ngày xưa?

  • vanh dai va con duong lo giao dat nhung bi bung tien den bu do mau va xao tron xa hoi

    Vành đai và Con đường: Miếng bánh của Trung Quốc dẫu có ngon thì Kenya vẫn đang mắc nghẹn

Ngong - thị trấn nhỏ cách thủ đô Nairobo 30km về phía Tây Nam từng là nơi sinh sống của tộc người du mục Maasai. Người Maasai có lịch sử lâu dài gắn liền với vùng đất này.

Tuyến đường sắt Nairobi-Malaba kéo dài tới tận biên giới Uganda đã cắt ngang vùng đất của người Maasai khiến bộ tộc dấy lên sự bất mãn đối với dự án.

Ông Baba - một cao niên tộc Maasai chia sẻ, lịch sử của bộ tộc của ông dài hơn rất nhiều so với sự xuất hiện của tuyến đường sắt và tuy diện tích đất đai không quá lớn nhưng họ đã mất 4ha đất để phục vụ tuyến đường sắt.

Ông này cho hay, họ không được bồi thường, không được ký hợp đồng: "Họ nói chúng tôi phải đợi chính phủ, chúng tôi đã đợi chính phủ suốt từ đó đến nay, đã 1 năm 4 tháng trôi qua nhưng chưa nhận được đồng nào.

Chúng tôi cũng không biết số tiền bồi thường là bao nhiêu. Hàng đêm chúng tôi đều bị đánh thức bởi những tiếng nổ lớn".

Người Maasai cho biết, nhà thầu Trung Quốc cam kết họ sẽ tạo cơ hội việc làm cho người bản địa nhưng sau đó, công nhân tham gia dự án phần lớn lại là người Trung Quốc và người Kenya từ địa phương khác.

Đặc biệt, theo người dân bản địa, họ sở dĩ đồng ý bàn giao đất vì công ty Trung Quốc hứa hẹn sẽ xây dựng những tuyến đường bộ, bệnh viện và hệ thống nước sạch mới cũng như tuyển dụng công nhân là người dân Kenya.

Để đấu tranh cho công ăn việc làm, người địa phương đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, thậm chí có những cuộc xung đột dẫn tới đổ máu. Nổi bật nhất là cuộc đối đầu giữa 200 thanh niên địa phương và các công nhân Trung Quốc.

Theo VOA, tuyến đường sắt tiêu chuẩn SGR mang lại sự thuận tiện và tương lai phát triển cho Kenya nhưng cũng chính nó đã mang lại sự xáo trộn trong cuộc sống người dân bản địa.

Thủy Thu

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Lời bài hát (Lyrics): Giá như – Bài hát mới của Soobin Hoàng Sơn

Lời bài hát (Lyrics): Giá như – Bài hát mới của Soobin Hoàng Sơn

Lời bài hát Giá như là tác phẩm mới ra mắt của Soobin Hoàng Sơn. Bài hát hiện đang đứng top 1 thịnh hành trên youtube và nhiều bảng xếp hạng âm nhạc trong nước.
Điểm danh top 5 giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh

Điểm danh top 5 giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh

Bóng đá luôn là môn thể thao vua được người hâm mộ đặc biệt yêu thích, hãy cùng bongdaz.net điểm danh 5 giải bóng đá được yêu thích nhất thế giới hiện nay trong bài viết này nhé.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Dấu ấn thiên nhiên trong kiệt tác độc bản The Miyabi

Dấu ấn thiên nhiên trong kiệt tác độc bản The Miyabi

Từ những công trình biểu tượng thế giới tới kiệt tác biệt thự đóng The Miyabi (Vinhomes Royal Island), KTS hàng đầu Nhật Bản Kengo Kuma đã cho thấy thiên nhiên thuần khiết, sự xa xỉ kín đáo và tính độc bản chính là những yếu tố quyến rũ giới thượng lưu.

Đọc nhiều

Giao ban trực tuyến giữa Liên hiệp hữu nghị trung ương với Liên hiệp hữu nghị địa phương: Sôi động, thiết thực, hiệu quả

Giao ban trực tuyến giữa Liên hiệp hữu nghị trung ương với Liên hiệp hữu nghị địa phương: Sôi động, thiết thực, hiệu quả

Đây là lần đầu tiên Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức hội nghị giao ban với 52 tổ chức thành viên là Liên hiệp hữu nghị các địa phương theo ...
Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Ngày 16/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức tọa đàm “Tình hình cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2024”.
1.700 đồng bào dân tộc ở Điện Biên được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí

1.700 đồng bào dân tộc ở Điện Biên được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí

Trong hai ngày 19-20/4, khoảng 1.700 bà con dân tộc ở tỉnh Điện Biên được các bác sĩ khám, cấp phát thuốc miễn phí. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình “Hành trình nhân ...
Minh chứng lịch sử về quan hệ song phương thân thiết Việt Nam - Cuba

Minh chứng lịch sử về quan hệ song phương thân thiết Việt Nam - Cuba

Ngày 19/4, tại Hà Nội, ông Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Cuba, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt ...
Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Vừa qua, hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào tổ chức triển lãm giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật về đề tài biển đảo với tên gọi “Tổ quốc bên bờ sóng”.
Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Sáng 16/4, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân phối hợp với Thị ủy Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo cho hơn 500 đồng chí là cán bộ chủ chốt Thị ủy, các đồng chí nguyên lãnh đạo thị xã qua các thời kỳ và cán bộ các xã, phường.
Xin chờ trong giây lát...
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Phiên bản di động