Vàng trong nước "đứng im", vàng thế giới giảm giá
Giá vàng trong nước
Mở phiên giao dịch sáng 16/9, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,35 triệu đồng/lượng (bán ra), giữ nguyên ở cả hai chiều so với thời điểm cuối phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa mua và bán là 700.000 đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 56,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,70 triệu đồng/lượng (bán ra), giữ nguyên ở cả hai chiều so với thời điểm cuối phiên giao dịch ngày 15/9. Chênh lệch giữa mua và bán là 1,1 triệu đồng/lượng.
Ảnh minh họa |
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/9, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,35 triệu đồng/lượng (bán ra), cùng mức giá so với thời điểm đầu giờ sáng cùng ngày. Chênh lệch giữa mua và bán là 700.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 56,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,70 triệu đồng/lượng (bán ra), giữ nguyên cả hai chiều so với thời điểm mở phiên giao dịch ngày 15/7. Chênh lệch giữa mua và bán là 1,1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới
Đến 9h ngày 16/9 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.795 USD/ounce.
Đêm 15/9 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.797 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.797 USD/ounce. Giá vàng thế giới đêm 15/9 thấp hơn khoảng 5,2% (98 USD/ounce) so với đầu năm 2021.
Giá vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 50,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 6,4 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 15/9.
Các chỉ số cho thấy, giá vàng thế giới suy yếu khi sức hấp dẫn của kênh đầu tư này không còn cao. Dòng tiền vẫn bị hút vào chứng khoán và thị trường tiền số.
Giá vàng giảm bất chấp đồng USD cũng suy yếu. Mỹ vừa công bố lạm phát hạ nhiệt. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 8/2021 tăng thấp hơn so với dự báo. Đây là một tín hiệu cho thấy lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đã đạt đỉnh.
Số liệu này làm giảm kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ đẩy nhanh việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Dù vậy, giới phân tích cho rằng lạm phát có thể duy trì ở ngưỡng cao trong một thời gian nữa, cho tới khi những nút thắt về nguồn cung được giải quyết.
Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi cuộc họp chính sách của Fed sẽ bắt đầu vào ngày 21/9. Ngân hàng trung ương đang theo dõi các chỉ báo kinh tế quan trọng như lạm phát để quyết định khi nào thắt chặt chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời kỳ dịch bệnh của mình.
Tại Washington, Đảng Dân chủ Hạ viện Mỹ vào ngày 13/9 đã đề xuất tăng thuế mới đối với các tập đoàn và người giàu có để tài trợ cho mạng lưới an toàn xã hội và dự luật chính sách khí hậu trị giá 3,5 ngàn tỷ USD.
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới – Trung Quốc cũng có dấu hiệu suy yếu với doanh số bán lẻ giảm tốc trong tháng 8 khi hàng loạt biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt kìm hãm chi tiêu của người tiêu dùng và hoạt động đi lại ngay mùa cao điểm du lịch.
Dữ liệu kinh tế mới làm gia tăng khả năng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) và Chính phủ Trung Quốc đưa ra thêm chính sách hỗ trợ cho dù trước đó phủ nhận điều này.
Gần đây, giá vàng chịu áp lực giảm từ việc FED tiến tới cắt giảm chương trình mua tài sản bởi khi đó đồng USD sẽ tăng giá. Nhiều nhà đầu tư lo ngại lạm phát cao có thể buộc FED phải đẩy nhanh kế hoạch thu hẹp chương trình mua tài sản, thậm chí sớm bắt đầu nâng lãi suất.
Ở chiều ngược lại, giá vàng được hỗ trợ bởi nhu cầu phòng ngừa rủi ro khi sự lây lan của biến chủng Delta khiến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu.
Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng Ngày 15/9, giá vàng SJC đã tăng lên mức 56,65 - 57,35 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra. Cùng với đó, giá vàng thế giới cũng tăng mạnh sau khi Mỹ công bố áp lực lạm phát tăng thấp hơn so với kỳ vọng. Tuy nhiên, mặt hàng kim loại quý chưa vượt qua được ngưỡng cản quan trọng 1.800 USD/ounce. |
Giá vàng trong nước tiếp tục "đứng", thế giới giảm sâu Hôm nay (13/9), giá vàng tại các thương hiệu lớn không có mấy biến động. Trong khi đó, giá vàng thế giới đã giảm 7,9 USD, xuống ở mức 1.792,1 USD/ounce sau khi số liệu chỉ số giá của nhà sản xuất tại Mỹ tăng 0,7% trong tháng 8. |
Giá vàng trong nước tuần tới vẫn khó có khởi sắc? Nhiều chuyên gia đã đưa ra quan điểm tiêu cực về giá vàng trong nước tuần tới, khi kim loại quý không tìm kiếm được các yếu tố tác động tích cực nhằm thay đổi cục diện thị trường. Trong khi đó, giá vàng thế giới đã tăng 0,5%, lên 1.797,41 USD/ounce trong bối cảnh FED có thể sớm thu hẹp các gói kích thích kinh tế, ECB cũng đang giảm tốc chương trình mua trái phiếu. |