Văn kiện lịch sử về phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia
Việt Nam - Campuchia ký kết 7 văn kiện hợp tác ICAV quảng bá lịch sử văn hóa Việt Nam tới thanh niên Argentina Sẽ ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Lào |
Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen chứng kiến Lễ ký Phụ lục bản đồ đính kèm Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia. (Ảnh: Thống Nhất - TTXVN)
Sáng 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hunsen đã đồng chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia giai đoạn 2006 - 2019.
Bên lề sự kiện ý nghĩa này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Lê Hoài Trung đã trao đổi với báo chí về ý nghĩa của việc hai nước ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và năm 2005 giữa Việt Nam và Campuchia; Nghị định thư phân giới cắm mốc trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia và những định hướng sắp tới đối với công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước.
Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của việc Việt Nam và Campuchia ký hai văn kiện pháp lý quan trọng: Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và năm 2005 giữa Việt Nam và Campuchia; Nghị định thư phân giới cắm mốc trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia?
Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Sự kiện hôm nay có ý nghĩa trọng đại trong quan hệ hai nước Việt Nam-Campuchia cũng như trong công tác về biên giới lãnh thổ giữa hai nước. Với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hunsen, cơ quan chức năng hai nước đã báo cáo về công tác phân giới cắm mốc được tiến hành trong nhiều năm qua.
Trong dịp này, hai bên đã ký hai văn kiện pháp lý hết sức quan trọng. Đó là: Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và năm 2005 giữa Việt Nam và Campuchia; Nghị định thư phân giới cắm mốc trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia.
[Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Campuchia]
Như vậy, Việt Nam và Campuchia đã ký được hai văn kiện pháp lý quan trọng về phân giới cắm mốc đất liền giữa Việt Nam và Campuchia. Những văn kiện này có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt giữa hai nước, khẳng định thiện chí giữa hai nước trong việc giải quyết một cách hòa bình đường biên giới lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế, dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và hai bên cùng có lợi.
Cùng với đó, các hiệp ước, thỏa thuận sẽ tạo khung pháp lý quan trọng và thuận lợi cho việc quản lý đường biên giới. Với 84% đường biên giữa Việt Nam và Campuchia được phân giới cắm mốc, tức là khoảng 1.045/1.245km tổng số chiều dài đường biên giữa hai bên, tổng số các mốc gồm có mốc chính, mốc phụ và cọc dấu trên đường biên hai nước đã lên tới 2.047 mốc.
Như vậy, cứ khoảng gần 700m đường biên có một vị trí mốc, giúp quản lý đường biên giới dễ dàng hơn, đồng thời tạo điều kiện cho công tác phối hợp giữa lực lượng chức năng hai nước trong vấn đề bảo đảm an ninh an toàn biên giới. Bên cạnh đó, việc thống nhất phân giới cắm mốc đường biên trên đất liền giữa hai nước sẽ góp phần tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu nhân dân 10 tỉnh dọc biên giới của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia. (Ảnh: Dương Giang - TTXVN)
Điều này đặc biệt góp phần giúp giải quyết một lĩnh vực rất quan trọng liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Đây là vấn đề thiêng liêng giữa hai dân tộc. Việc giải quyết được bước quan trọng này sẽ đóng góp cho quan hệ hữu nghị, hòa bình, hợp tác phát triển giữa hai nước Việt Nam-Campuchia.
Phóng viên: Tại Hội nghị hôm nay, hai Thủ tướng đều thể hiện quyết tâm tiếp tục đàm phán về 16% đường biên giới trên đất liền còn lại. Vậy tiến trình đàm phán về phân định đường biên giới sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian tới, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia được hoạch định dựa trên Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia ký năm 1985; sau đó được bổ sung với Hiệp ước năm 2005 và Hiệp ước bổ sung năm 2019 vừa được ký hôm nay.
Công tác biên giới lãnh thổ Việt Nam-Campuchia có ba giai đoạn chính.
Thứ nhất, hai bên nhất trí những nguyên tắc cơ bản để thống nhất biên giới lãnh thổ. Sau đó, việc hoạch định đường biên giới được thể hiện bằng cả lời văn trong hiệp ước cũng như cùng với các bản đồ đính kèm, cụ thể khi đó là bằng Bộ bản đồ Bonne có từ thời thực dân Pháp với tỷ lệ 1/100.000 và bản đồ UTM có tỷ lệ 1/50.000.
Hiệp ước bổ sung lần này bổ sung cho hai hiệp ước cũ trên cơ sở bộ bản đồ hiện đại với tỷ lệ 1/25.000.
Hiện nay, Việt Nam và Campuchia đang triển khai giai đoạn thứ ba, phân giới cắm mốc trên thực địa. Khi tiến hành công việc này, hai nước còn 16%, trong đó khoảng 6% là những phần đường biên giới đã được hoạch định và phân giới cơ bản nhưng chưa triển khai cắm mốc do với lịch sử lâu đời, người dân hai nước có thể sống, canh tác sang các phần đất của nhau nếu tính theo đường biên giới pháp lý. Do đó dẫn đến sự hoán đổi diện tích đất. Hai bên sẽ trao đổi với nhau về diện tích hoán đổi phù hợp.
Với 10% đường biên giới còn lại, hai bên chưa thống nhất với nhau về việc thể hiện trên bản đồ. Bên cạnh đó, 10% còn lại này nằm rải rác ở 6-7 khu vực khác nhau nên việc giải quyết sẽ cần một quá trình dựa trên quyết tâm chính trị giữa hai bên, cơ sở luật pháp, kinh nghiệm quốc tế.
Việc hai nước ký kết hai văn kiện pháp lý lần này sẽ tạo xung lực rất lớn cho việc giải quyết 16% đường biên giới còn lại. Thời gian tới, hai bên tiếp tục có đối thoại, thương lượng cụ thể phần 6% về hoán đổi đất.
Chủ trương nhất quán của Việt Nam là giải quyết tốt công tác biên giới lãnh thổ của các quốc gia láng giềng phù hợp với luật pháp quốc tế để làm cơ sở cho quan hệ lâu dài giữa các quốc gia.
Việt Nam có đường biên giới trên bộ với ba nước là: Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Hai đường biên giới giữa Trung Quốc và Lào dài hơn nhưng đã được giải quyết toàn bộ cả về công tác phân giới cắm mốc cũng như việc xây dựng quy chế về quản lý cửa khẩu, quản lý các mốc đường biên giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Lào.
Bởi vậy, sự kiện này là bước tiến quan trọng trong việc hoàn tất toàn bộ quá trình giải quyết biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Campuchia.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng./.
Tin bài liên quan

Tinh hoa ballet Cuba tỏa sáng trên sân khấu Việt Nam

Hội thảo 75 năm quan hệ Việt Nam-Trung Đông Âu: nhiều sáng kiến, đề xuất thiết thực nhằm mở rộng hợp tác

“Quan hệ Trung Quốc-Việt Nam hiện đang ở giai đoạn tốt nhất từ trước đến nay”
Các tin bài khác

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Happy Streets Festival 2025 tại London: lan tỏa bản sắc văn hóa Việt

Việt Nam - Đan Mạch thúc đẩy giao lưu nhân dân, quảng bá văn hóa
Đọc nhiều

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Máy bay chở khách C909 của Trung Quốc vượt mốc 700 tuyến bay, vận chuyển hơn 24 triệu lượt hành khách

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ
Multimedia

Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5%

[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm

[Infographics] Cảnh báo giả mạo, lợi dụng danh nghĩa Mặt trận Tổ quốc để huy động ủng hộ

Công nghiệp phục hồi mạnh, xuất nhập khẩu tăng trưởng ấn tượng

[Infographic] Việt Nam hoàn thành vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) giai đoạn 2022 - 2025

[Infographic] Sửa Pháp lệnh Dân số: Vợ chồng tự quyết định số con và thời gian sinh con

[Infographics] Quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hungary
[Video] Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025
![[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/29/09/nguoi-truyen-cam-hung-ve-tinh-yeu-nuoc-20250429094951.jpg?rt=20250429094956?250429105554)
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước

Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
![[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/25/11/croped/video-60-phut-hanh-trinh-thay-doi-cuoc-doi-20250325112448.png?250325023758)
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời

MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
![[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/anhvm/022025/11/15/FSave.com_Facebook_Media_004_662439456116001v_21.jpg?250228123313)
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
![[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/07/14/video-du-khach-quoc-te-trai-nghiem-le-phat-dau-nam-tai-chua-tam-bao-da-nang-20250207142038.jpg?rt=20250207142058?250228123446)
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
![[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/21/14/video-ban-hoa-ca-tinh-huu-nghi-chao-nam-moi-2025-20250121142351.jpg?rt=20250121142354?250121023412)
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
![[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/15/20/croped/video-30-nam-quan-he-viet-nam-hoa-ky-tu-chien-tranh-den-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-20250115205111.jpg?250116064808)
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
![[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/13/video-samaritans-purse-va-plan-international-viet-nam-ho-tro-nguoi-dan-viet-nam-phuc-hoi-sau-bao-20241217132215.jpg?rt=20241217132220?241217012643)
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
![[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/16/00/video-tai-thiet-thon-lang-nu-quan-doi-nhan-dan-dong-hanh-xay-dung-tuong-lai-moi-20241216002424.jpg?rt=20241216002428?241216073321)
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
![[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/10/video-to-chuc-cuu-tro-tre-em-va-hanh-trinh-10-nam-thay-doi-cuoc-song-tre-em-vung-cao-20241217105602.jpg?rt=20241217105608?241217105833)
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
![[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/112024/13/22/video-kinh-nghiem-tham-quan-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-moi-20241113223209.jpg?rt=20241113223215?241114120724)
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới

Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?

Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông
