Vai trò quan trọng của CNTT & TT với phát triển ngoại giao nhân dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Hồng Anh 30/06/2021 15:56 | Hữu nghị
![]() |
(Ảnh: Tuấn Việt) |
Tham dự Hội thảo có: Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma, Bộ trưởng Bộ Điện tử & Công nghệ thông tin Ấn Độ Shri Bhuvnesh Kumar, cùng các chuyên gia trong lĩnh vực. Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp Hữu nghị) đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị trực tuyến về hợp tác CNTT-TT giữa Việt Nam và Ấn Độ trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết đại dịch Covid khiến thế giới đối mặt với một cuộc suy thoái nghiêm trọng, nhưng đồng thời nêu bật vai trò quan trọng của kết nối, phát triển, hợp tác về CNTT, chuyển đổi số toàn cầu. Theo Thứ trưởng, Hội thảo là một sự kiện quan trọng và phù hợp với tình hình hiện tại. Việt Nam và Ấn Độ đều đang nỗ lực phát triển và ứng dụng CNTT để đối phó với COVID-19 nói riêng và trên nhiều lĩnh vực khác nói chung. Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng tin rằng cả hai bên sẽ có nhiều ý tưởng và kinh nghiệm để chia sẻ và trao đổi.
Về lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam, Thứ trưởng cho biết, việc phát triển kịp thời công nghệ số có đóng góp quan trọng giúp Việt Nam vượt qua những khó khăn do COVID-19 và đạt mức tăng trưởng kinh tế 4,5% trong quý đầu năm nay. Việt Nam đạt mục tiêu phát triển nền kinh tế số và ứng dụng công nghệ số vào nhiều lĩnh vực.
Tháng 6/2020, Thủ tướng ký quyết định phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Theo đó, Việt Nam tập trung phát triển các nền tảng số và ứng dụng công nghệ mới để cung cấp các dịch vụ mới cho người dân, xây dựng chính sách dữ liệu mở, triển khai toàn diện các chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng thành phố thông minh sử dụng mạng 5G tại các vùng kinh tế trọng điểm. Ngành CNTT hướng tới sản xuất sản phẩm ở Việt Nam theo chiến lược “Make in Vietnam”, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam trở thành một trong những khu vực đầu tư tốt nhất cho doanh nghiệp CNTT, khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp địa phương trong các lĩnh vực ưu tiên như: sản xuất thông minh, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain, thực tế ảo, an ninh mạng, công nghệ tài chính (Fintech), in 3D, hệ sinh thái 5G, thành phố thông minh.
![]() |
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma tham gia Hội thảo. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Về phần mình, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma cho biết, hợp tác CNTT giữa Ấn Độ - Việt Nam có vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi trao đổi trực tiếp bị hạn chế do COVID-19. Cả Việt Nam và Ấn Độ đều có những tầm nhìn xa về công nghệ thông thông tin và truyền thông, nhất là trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Nhấn mạnh việc cả hai nước đang tìm kiếm những cơ hội để nâng cao năng lực công nghệ thông tin truyền thông, thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn nhằm phát triển đất nước, Đại sứ bày tỏ vui mừng khi ngày càng có nhiều công ty công nghệ Việt Nam vận hành ở Ấn Độ và công ty Ấn Độ vận hành ở Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp Hữu nghị Việt Nam đánh giá cao thành công của Ấn Độ trong việc sản xuất vắc xin COVID-19 và chia sẻ vắc xin cùng các vật tư y tế với các quốc gia khác. Việt Nam đã áp dụng thành công các biện pháp nhanh chóng và quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút, áp dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ thông tin trong đó Bộ Thông tin và Truyền thông đóng vai trò quan trọng ở tuyến đầu.
![]() |
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tại sự kiện. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Chủ tịch Liên hiệp Hữu nghị chia sẻ, Hội thảo tạo cơ hội để hai bên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và trao đổi ý kiến về cách sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để chống lại đại dịch COVID-19 hiệu quả hơn cũng như đưa cuộc sống của chúng ta trở lại một trạng thái bình thường mới, thể hiện đóng góp to lớn và thiết thực đến việc thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trên lĩnh vực khoa học công nghệ. Đồng thời cho thấy tầm quan trọng của CNTT & TT trong phát triển ngoại giao nhân dân trong bối cảnh đại dịch.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh: "Với sứ mệnh kết nối hai dân tộc, VUFO và Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ sẽ phối hợp chặt chẽ với các đối tác Ấn Độ để tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động giao lưu ý nghĩa và thiết thực hơn cả bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp với sự hỗ trợ của CNTT & TT trong thời gian tới để phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và tình hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc."
Tại Hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT & TT từ Ấn Độ và Việt Nam đã chia sẻ quan điểm và cơ hội của hai quốc gia trong hợp tác ở lĩnh vực này, các giải ứng dụng CNTT trong chống COVID-19 nói riêng và trong các lĩnh vực phát triển nói chung.
Trong những năm vừa qua, CNTT ngày càng có vai trò quan trọng và đầy tiềm năng trong hợp tác Việt Nam - Ấn Độ. Chính phủ hai nước đã thiết lập các cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông. Tháng 12/2020, Thủ tướng hai nước đã khẳng định mục tiêu này trong bản Tầm nhìn chung Ấn Độ - Việt Nam vì Hòa bình, Thịnh vượng và Con người. Nhiều các công ty công nghệ Ấn Độ đã có cơ sở tại Việt Nam và cung cấp các dịch vụ đa dạng như đào tạo công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng, viễn thông, an ninh mạng.



Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Hơn 8,4 lượt triệu đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo Tết

Bài viết mới
Việt Nam trân trọng sự đóng góp của nhà hoạt động cánh tả Mỹ Frank Velgara cho mục tiêu hoà bình, công lý và tình đoàn kết quốc tế

Voi con Bảo Ngọc - biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Đức

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.