Ưu tiên phát triển tiểu vùng trong quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN
Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 29. |
Tiếp nối các hoạt động trong chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 và các Hội nghị Bộ trưởng liên quan, tại Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 29, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến dưới sự chủ trì của Bru-nây, Chủ tịch ASEAN 2021. Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN, các Quan chức cao cấp ASEAN của ba trụ cột Cộng đồng Chính trị - an ninh, Kinh tế, Văn hóa - xã hội ASEAN và Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực các nước tại ASEAN (CPR).
Nhìn chung, tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN gần đây dành nhiều ưu tiên cho các đối tượng như phụ nữ, trẻ em, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thúc đẩy các chương trình hợp tác phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối, các biện pháp bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội. Tầm nhìn ASEAN 2025 được gắn kết với Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững cũng cho thấy ASEAN đang nỗ lực vươn ra bên ngoài, phấn đấu trở thành thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, biến động khó lường của khu vực và toàn cầu, ASEAN đang nỗ lực tận dụng thời cơ, ứng phó hiệu quả với các thách thức, trong đó gắn kết, chủ động thích ứng là phương thức quan trọng.
Từ thực tiễn hơn 50 năm qua, Một ASEAN đoàn kết, gắn kết chặt chẽ, chung tay xây dựng cộng đồng sẽ giúp ASEAN vượt qua thách thức, phát triển bền vững. Đó cũng chính là cơ sở để ASEAN phát huy vai trò trung tâm trong khu vực và ASEAN cũng là một thị trường đủ lớn cho phát triển những ý tưởng mới, kinh doanh sáng tạo, là điểm đến đầu tư hấp dẫn của toàn cầu.
Cùng khẳng định quyết tâm giữ vững đà hợp tác, không để các thách thức ảnh hưởng tới nỗ lực hợp tác chung, các Bộ trưởng đã thông qua nhiều sáng kiến như xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, ứng phó COVID-19 và phục hồi kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN, nâng cao năng lực ứng phó với thảm họa thiên tai và tận dụng các cơ hội từ Cách mạng công nghiệp 4.0.
Hội đồng điều phối ASEAN, cơ quan chủ trì điều phối hợp tác ASEAN, ghi nhận những tiến triển tích cực trong xây dựng Cộng đồng trên cả 3 trụ cột dù đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trong khu vực. Cùng khẳng định quyết tâm giữ vững đà hợp tác, không để các thách thức ảnh hưởng tới nỗ lực hợp tác chung, các Bộ trưởng đã thông qua nhiều sáng kiến như xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, ứng phó COVID-19 và phục hồi kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN, nâng cao năng lực ứng phó với thảm họa thiên tai và tận dụng các cơ hội từ Cách mạng công nghiệp 4.0.
Các Bộ trưởng cũng nhất trí tăng cường hơn nữa phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành, xử lý hiệu quả các nội dung hợp tác liên ngành và liên trụ cột. Các Bộ trưởng cũng khẳng định phối hợp chặt chẽ để hoàn tất các ưu tiên và kết quả chính của năm 2021, chuẩn bị tốt nhất cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 vào tháng 10/2021.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị. |
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị nhanh chóng dùng 10,5 triệu đô la Mỹ từ Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19 để mua vắc-xin cho các nước. Bộ trưởng cũng yêu cầu việc đánh giá triển khai Hiến chương ASEAN, một trong những kết quả chính của năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, cần được đảm bảo triển khai hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN trong thời gian tới.
Nhấn mạnh ý nghĩa của phát triển đồng đều và bền vững trong ASEAN, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chỉ rõ, ASEAN cần quan tâm hỗ trợ các vùng miền kém phát triển trong ASEAN, bao gồm Tiểu vùng Mê Công, thu hẹp khoảng cách phát triển đang gia tăng ở khu vực do ảnh hưởng của đại dịch; đồng thời lồng ghép vấn đề này trong triển khai Kế hoạch công tác sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn IV.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thông báo Việt Nam sẽ nỗ lực tổ chức Diễn đàn ASEAN về Hợp tác tiểu vùng: Thu hẹp khoảng cách phát triển ở các tiểu vùng vì phục hồi toàn diện và phát triển bền vững vào Quý IV/2021 tại Việt Nam.
Hiệu quả bộ máy tổ chức, lề lối làm việc của ASEAN đã được cải thiện từng bước, nhiều vấn đề liên ngành, liên trụ cột đang được xử lý tích cực. Vừa qua, các nước đã nhất trí áp dụng một số cải tiến hình thức tổ chức họp với các đối tác và nhận được sự hoan nghênh của tất cả các bên.
Kết thúc Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã thông qua và ghi nhận nhiều văn kiện/báo cáo quan trọng, trong đó có Điều khoản tham chiếu (TOR) thành lập Nhóm đặc trách cao cấp và Lộ trình xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, Bộ nguyên tắc để Ti-mo Lét-xtê tham gia các hoạt động của ASEAN vì mục tiêu xây dựng năng lực và phương thức tổ chức các hội nghị tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN. Hội đồng Điều phối ASEAN cũng chấp thuận việc bổ nhiệm ông Ekkaphab Phanthavong, quốc tịch Lào, giữ chức Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hoá-xã hội nhiệm kỳ 2021-2024.
Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển Đó là nội dung của Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến ngày (5/11) giữa tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Chính quyền nhân dân châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). |
Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng thể chế là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh quan điểm này với các cơ quan từ Trung ương đến địa phương trong phát biểu bế mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV tổ chức sáng 3/11. |
Việt Nam hướng đến xây dựng và phát triển kinh tế biển xanh Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng và lợi thế về biển, cứ mỗi 100 km2 diện tích lãnh thổ, Việt Nam có gần 1km chiều dài bờ biển, chỉ số này gấp 6 lần chỉ số trung bình toàn cầu. Đây là lợi thế lớn để xây dựng và phát triển kinh tế biển xanh. |