Tỷ lệ người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn ở mức cao
Tổng cục Thống kê nhận định, dịch bệnh làm cho tỉ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng mạnh trong năm 2021. |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Trung Tiến cho biết, cùng với chính sách thích ứng linh hoạt trong phòng, chống dịch COVID-19 để khôi phục kinh tế, thị trường lao động quý 4/2021 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Lực lượng lao động, số người có việc làm quý 4/2021 tăng so với quý trước và giảm so với cùng kỳ năm 2020.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý 4/2021 là 50,7 triệu người, tăng khoảng 1,7 triệu người so với quý 3 và giảm 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm 2020.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý 4/2021 là 67,7%, tăng 2,1% so với quý trước và giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khu vực thành thị là 65,3%, trong khi đó tỷ lệ này ở nông thôn là 69,3%. So với quý 3/2021, số lao động có việc làm phi chính thức là 19,4 triệu người, tăng 1,3 triệu người, tương ứng tăng 7,4%. Rõ ràng, thị trường lao động có sự phục hồi nhưng sự phục hồi này chưa thật bền vững.
Số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý 4/2021 là gần 1,5 triệu người, giảm 381,1 nghìn người so với quý trước và tăng 635,9 nghìn người so với cùng kỳ năm 2020. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 4/2021 là hơn 1,6 triệu người, giảm 113,1 nghìn người so với quý trước và tăng 369,2 nghìn người so với cùng kỳ năm 2020. Số người thất nghiệp năm 2021 là hơn 1,4 triệu người, tăng 203,7 nghìn người so với năm 2020.
Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý 4/2021 là 5,3 triệu đồng, tăng 139 nghìn đồng so với quý trước và giảm 624 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2020.
Tính chung trong năm 2021, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,7 triệu đồng, giảm 32.000 đồng so với năm 2020.
Cũng tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê) chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tiếp tục cải thiện, tăng tiến trong giai đoạn 2016-2020.
HDI năm 2016 đạt mức 0,682 và tăng lên 0,706 năm 2020 tức là từ nhóm trung bình lên nhóm có HDI cao của thế giới. Các chỉ số thành phần cũng có bước cải thiện đáng kể, đơn cử như Chỉ số sức khỏe tăng từ 0,822 năm 2016 lên 0,826 năm 2020; Chỉ số giáo dục tăng tương ứng từ 0,618 lên 0,640 và Chỉ số thu nhập tăng tương ứng từ 0,624 lên 0,664.
Theo bà Thanh Mai, HDI Việt Nam có tăng nhưng vẫn tăng chậm và hiện xếp thứ 7/11 quốc gia khu vực Đông Nam Á.
Năm 2022: Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP 6 - 6,5%; đẩy nhanh tiêm vaccine cho trẻ em, tiêm mũi tăng cường Năm 2022, Chính phủ triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình phòng chống dịch COVID-19 và chương trình phục hồi, phát triển KTXH, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%. Đồng thời, triển khai nhất quán từ Trung ương đến địa phương quy định về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; tạo thuận lợi tối đa cho lưu thông hàng hóa, lao động trở lại sau dịch bệnh. |
Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,8% năm 2022? Theo dự báo của United Overseas Bank (UOB) có trụ sở tại Singapore, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 vào khoảng 6,8%. Dự báo này thấp hơn con số 7,4% mà UOB đưa ra về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trước đó. |
Kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 Trong năm 2021, kinh tế Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn quốc. Bước sang năm 2022, tăng trưởng kinh tế sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng còn nhiều thách thức do tình hình dịch bệnh vẫn khá phức tạp. |