Tưởng niệm những binh phu có công ra Hoàng Sa cắm mốc, dựng bia chủ quyền của Việt Nam
Bình Yên 19/03/2022 18:03 | Lịch sử chủ quyền


Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm nay được các tộc họ xã An Hải tổ chức trang nghiêm, thành kính với những nghi thức cúng lễ như lễ yết, lễ cung nghinh, lễ thả thuyền…
Theo sử liệu ghi chép lại, vào thế kỷ 17, triều đình nhà Nguyễn đã tổ chức tuyển chọn những trai tráng khỏe mạnh, giỏi bơi lội của đảo Lý Sơn để sung vào Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải nhằm ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thu lượm sản vật, đo đạc hải trình, vẽ bản đồ, cắm mốc khẳng định chủ quyền.
![]() |
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là nghi lễ gắn liền với tâm thức của người dân đảo Lý Sơn, nhằm tưởng nhớ những người con ưu tú của quê hương Lý Sơn năm xưa tuân lời vua đi ra Hoàng Sa, Trường Sa dựng bia cắm mốc, xác lập, bảo vệ chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Báo Quảng Ngãi |
Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (năm 1776) có ghi chép rằng: Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, đi bằng những chiếc thuyền câu nhỏ ra biển...
Tương truyền rằng do mỗi chuyến đi dài sáu tháng trên biển đầy rủi ro, bất trắc nên mỗi người lính trước khi đi ra Hoàng Sa phải chuẩn bị sẵn cho mình một đôi chiếu, mấy sợi dây mây, bảy cái đòn tre và một thẻ tre. Nếu gặp chuyện chẳng lành thì chiếu dùng để bó xác, đòn tre dùng để làm nẹp và lấy dây mây bó lại. Chiếc thẻ tre ghi rõ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của người xấu số được cài kỹ trong bó xác, thi thể được thả xuống biển để trôi về bờ tìm về nơi bản quán.
Đội Hoàng Sa sau này được củng cố thành Thủy quân Hoàng Sa (kiêm quản “đội Bắc Hải”, có nhiệm vụ khai thác vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa).
![]() |
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm nay được các tộc họ xã An Hải tổ chức trang nghiêm, thành kính với những nghi thức cúng lễ như lễ yết, lễ cung nghinh, lễ thả thuyền…Ảnh: Báo Quảng Ngãi |
Trong suốt mấy trăm năm hoạt động, đã có hàng vạn người lính thủy quân Hoàng Sa vượt qua biết bao sóng gió, bão tố để thực thi nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền lãnh thổ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và không phải ai cũng có may mắn trở về.
Từ mất mát hy sinh của nhiều lớp người đi làm nhiệm vụ tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, người dân Lý Sơn đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn - Lễ Khao lề thế lính - cúng thế cho người sống để cầu mong người đi được bình an trở về quê hương, bản quán.
Ngay sau lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nhân dân Lý Sơn đã tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống Tứ linh để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang.

Đáng chú ý
Tết cộng đồng và lễ ra mắt Hội phụ nữ người Việt Nam tại Thụy Điển

Bài viết mới
Phát hành sách du ký các vùng biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

40 năm UNCLOS 1982: Cơ chế hữu hiệu để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

Dù có nguồn gốc ở phương Tây nhưng giờ đây, Lễ hội Halloween đã trở thành một sự kiện được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.