Khánh Hòa đưa triển lãm số "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam" vào trường học
Hạnh Trần (t/h) 05/03/2022 00:14 | Lịch sử chủ quyền
Đây là hoạt động thiết thực nhằm cung cấp thông tin, bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; quá trình xác lập, thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam đối với hai quần đảo; giới thiệu những hình ảnh về biển, đảo quê hương đến cán bộ, giáo viên và học sinh trong tỉnh.
![]() |
Học sinh nghe giới thiệu về chủ quyền biển đảo trong triển lãm số diễn ra ở Trường THPT Hà Huy Tập vào năm 2020. |
Theo kế hoạch, có 3 nhóm nội dung chính của triển lãm gồm: Nhóm triển lãm số; nhóm hoạt động trưng bày tranh cổ động, tư liệu, bản đồ về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; nhóm các hoạt động giao lưu, tọa đàm.
Trong đó, ở nội dung triển lãm số sẽ trình chiếu trên màn hình LED để người xem hiểu hơn về tư liệu, hiện vật qua các khu vực trưng bày về thư tịch, châu bản, bản đồ cổ của Việt Nam; bản đồ các nước phương Tây; bản đồ Trung Quốc; các tư liệu trước năm 1975; các hiện vật trong không gian ảo với mô hình tàu cá, cột mốc chủ quyền, mô hình tàu hải đội Hoàng Sa… Bên cạnh đó, người xem còn được tiếp cận với các tư liệu, hiện vật được tích hợp thông tin mô tả bằng âm thanh, văn bản cho phép người xem tương tác trực tiếp.
Triển lãm cũng trưng bày tranh cổ động về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; các tư liệu liên quan đến quá trình xác lập, thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam từ thế kỷ thứ XVII đến thế kỷ XX, khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Bộ châu bản của vương triều Nguyễn có niên đại từ triều Minh Mạng (1820 - 1841) đến triều Bảo Đại (1926 - 1945) phản ánh quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền một cách liên tục dưới triều Nguyễn; bản đồ của Việt Nam thời phong kiến, bản đồ xuất bản tại phương Tây (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX) ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đặc biệt, Triển lãm trưng bày các bản đồ của Trung Quốc xuất bản tại phương Tây và bản đồ do các nhà nước Trung Quốc xuất bản (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX) cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc.
Triển lãm số với chủ đề nói trên sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, tiềm năng của biển, đảo Việt Nam; ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc với đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở.
Đáng chú ý
Người Việt là lực lượng lao động người nước ngoài đông nhất ở Nhật Bản


Tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia ngày càng củng cố, vững mạnh

Thu hút du khách quốc tế qua Triển lãm “Sắc xuân Quý Mão” tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng
Bài viết mới
Phát hành sách du ký các vùng biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

40 năm UNCLOS 1982: Cơ chế hữu hiệu để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

Dù có nguồn gốc ở phương Tây nhưng giờ đây, Lễ hội Halloween đã trở thành một sự kiện được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.