Quyền con người có nguồn gốc tự nhiên hay do pháp luật quy định?
Hải Phong 08/05/2020 00:00 | Cẩm nang
![]() |
![]() |
![]() |
Thomas Hobbes (1588-1679) - tác giả tiêu biểu theo học thuyết về quyền tự nhiên. |
Những người theo học thuyết về quyền tự nhiên (natural rights) - mà tiêu biểu là các tác giả như Zeno (333-264 TCN), Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704), Thomas Paine (1731-1809)... cho rằng nhân quyền là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng, chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của gia đình nhân loại. Do đó, các quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào và không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người.
Ngược lại, những người theo học thuyết về các quyền pháp lý (legal rights) - mà tiêu biểu là các tác giả như Edmund Burke (1729-1797), Jeremy Bentham (1748-1832)... cho rằng các quyền con người không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước quy định trong pháp luật. Như vậy, theo học thuyết này, phạm vi, giới hạn và ở góc độ nhất định, cả thời hạn hiệu lực của các quyền con người phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị và những yếu tố như phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa... của từng xã hội.
Cho đến nay, cuộc tranh luận về tính đúng đắn của hai học thuyết kể trên vẫn còn tiếp tục. Việc phân định tính chất đúng, sai, hợp lý và không hợp lý của hai học thuyết này là không đơn giản do chúng liên quan đến một phạm vi rộng lớn các vấn đề triết học, chính trị, xã hội, đạo đức, pháp lý...
Mặc dù vậy, dường như quan điểm cực đoan phủ nhận hoàn toàn bất cứ học thuyết nào đều không phù hợp, bởi lẽ trong khi về hình thức, hầu hết các văn kiện pháp luật của các quốc gia đều thể hiện các quyền con người là các quyền pháp lý, thì trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, một số văn kiện pháp luật và văn kiện chính trị pháp lý ở một số quốc gia, nhân quyền được khẳng định một cách rõ ràng là các quyền tự nhiên, vốn có và không thể chuyển nhượng được của các cá nhân.
Truyền hình
Đáng chú ý
Chính thức phát động cuộc thi viết “Những cống hiến thầm lặng” năm 2023

Bài viết mới
Thủ tướng: Đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Chuyên đề

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Ngày Valentine, còn gọi là Ngày lễ tình yêu hay là Ngày lễ tình nhân diễn ra vào ngày 14/2 hàng năm. Ngày lễ này được đặt tên theo Thánh Valentinô, một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên - và cũng là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và bạn bè khác giới. Trước đây, ngày Valentine là ngày lễ chỉ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng ngày nay nó được phổ biến ở hầu hết các quốc gia.