Từ ngày 1/9/2019, TP Hà Nội cắt giảm sản phẩm nhựa dùng một lần ở các cơ quan hành chính, đoàn thể
Chủ showroom nói gì vụ ô tô lao từ tầng 2 xuống đất ở Hà Nội Lịch cắt điện ở Hà Nội ngày 23/8/2019 Công an Hà Nội triệt phá đường dây "đẻ thuê" gần nửa tỷ đồng mỗi trường hợp |
UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp trực thuộc thành phố không sử dụng nước uống đóng chai nhựa (có thể tích 330-500ml) trong công sở và khi tổ chức cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác.
Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/9/2019, các cơ quan hành chính nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội và đơn vị sự nghiệp trực thuộc thành phố thực hiện kế hoạch cắt giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
Thay thế bằng cách chuyển sang sử dụng bình nước thể tích lớn (hơn 20 lít) hoặc sử dụng các vật dụng chứa đựng sử dụng nhiều lần, vật liệu khác thân thiện với môi trường.
UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị các cơ quan đơn vị, người dân không sử dụng cốc nhựa, ống hút nhựa và giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong các hoạt động mua sắm, vận chuyển tại cơ quan, nơi làm việc; đồng thời phát động và thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”, “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần”...
Ảnh minh hoạ |
Bắt đầu từ năm 2020, Sở Tài chính Hà Nội sẽ không bố trí kinh phí cho các khoản chi trong cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp để mua sắm các sản phẩm nhựa dùng một lần sử dụng trong các cuộc họp hội nghị hội thảo và các hoạt động khác của cơ quan đơn vị.
Yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội được đưa ra nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về “Chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa” và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa.
Những năm gần đây, rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu. Mỗi năm lượng rác thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn rác nhựa trôi nổi trên các đại dương. Rác thải nhựa đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Theo chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, đến năm 2020 tầm nhìn 2030, chúng ta đưa ra nhiều mục tiêu cụ thể trong đó có mục tiêu đến năm 2020 giảm 50% lượng nilon khó phân hủy sử dụng tại các khu chợ dân sinh. Tuy nhiên nhiều người lo ngại Việt Nam sẽ rất khó đạt được con số mơ ước này với thực trạng như hiện nay.
Túi nilon được con người sử dụng chính thức từ khoảng năm 1957, sau đó mới phát triển và bùng nổ vì sự tiện lợi của nó. Hơn 50% lượng nhựa được tiêu thụ mỗi ngày nằm trong những sản phẩm nhựa dùng một lần, có nghĩa là quá nửa trong số hàng triệu tấn sản xuất ra mỗi năm chỉ đem lại cho con người cảm giác tiện ích trong vài phút như: cốc nhựa, chai nhựa, ống hút, túi nilon,… và sau đó bị vứt ra môi trường và trở thành những thứ đồ nhựa vô dụng, nhưng những thứ vô dụng ấy tồn tại trong môi trường tự nhiên lại vô cùng nguy hại. Con người mất 5 phút để uống hết một chai nước nhưng đất mẹ thì phải mất hàng nghìn năm để giải quyết hệ quả từ loại rác thải đó. |