Truyền thông Mỹ đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam
Bài viết đăng tải, theo dự báo tăng trưởng mới nhất vừa công bố tháng 8 của Moody Analytics, Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được nâng dự báo tăng trưởng GDP. Trong khi khu vực Nam Á và Đông Nam Á đang đối mặt với rủi ro cao bởi lạm phát.
Trong báo cáo công bố tháng 8/2022, Moody cho rằng kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng đến 8,5% - cao nhất so với các nước có cùng xếp hạng tín nhiệm. Chuyên gia kinh tế của Moody nhấn mạnh: “Việc kinh tế mở cửa chậm ở thời gian đầu năm giờ đây đã chuyển sang quá trình thương mại và công nghiệp phát triển nhanh nhờ vào dòng vốn FDI mạnh. Những yếu tố bất ổn tại Trung Quốc hiện đang khiến cho tiền đầu tư tìm đến Việt Nam cũng như nhiều nước Đông Nam Á nhiều hơn”.
Trang Fibre Fashion của Mỹ vừa đăng tải bài viết: “Việt nam dự kiến đạt mức tăng trưởng GDP 8,5%” (Ảnh: Cắt từ màn hình VTV4). |
Mặc dù xuất khẩu tháng 7 chậm lại, Moody’s Analytics vẫn giữ quan điểm tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam, nhờ dòng vốn đầu tư được chuyển hướng từ Trung Quốc do những bất ổn chính sách ở nước này.
Việt Nam cũng là nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương duy nhất được nâng đáng kể dự báo tăng trưởng GDP. Nhóm nghiên cứu hiện dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,5% – cao hơn tất cả các nước khác trong khu vực.
Các nhà kinh tế cũng lưu ý trong báo cáo: “Việc nền kinh tế Việt Nam mở cửa trở lại rất chậm vào đầu năm nay hiện đã biến thành sự cải thiện nhanh chóng trong sản xuất công nghiệp và thương mại xuất khẩu, được hỗ trợ bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đến”.
Nhu cầu đi lại và du lịch tiếp tục phục hồi, dự kiến sẽ thúc đẩy các ngành dịch vụ và bán lẻ của khu vực, mặc dù tăng trưởng năm 2023 dự kiến giảm tốc do các nền kinh tế hấp thụ lãi suất cao hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia Moody lo ngại sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc và khả năng kinh tế Anh và châu Âu suy thoái vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau đang tạo ra nhiều rủi ro suy giảm với xuất khẩu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc cho năm 2022 hiện dự báo chỉ đạt 3,4%, giảm so với mức dự báo tháng 7 là 4,3% do thiếu tác động đáng kể từ kích thích thị trường nhà ở hay chi tiêu tiêu dùng, và sự sụt giảm GDP theo quý trong quý II.
Moody’s Analytics cho rằng xu thế thương mại suy yếu và lạm phát dai dẳng sẽ vẫn ám ảnh tăng trưởng kinh tế khu vực trong nửa sau năm 2022 dù rằng xu thế kinh tế phục hồi và tăng trưởng sẽ vẫn có thể duy trì được tại khu vực này trong suốt năm.
Các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh: “Bất ổn lớn nhất trong khu vực chính là lạm phát. Khi mà giá dầu toàn cầu và giá hàng hóa ở sau khoảng thời gian ở mức cao thì giờ đang dần hạ nhiệt, tuy nhiên xu thế này chưa được phản ánh rõ nét vào chỉ số giá tiêu dùng khắp khu vực”.
Cũng theo Moody, khu vực Nam và Đông Nam Á đương đầu với rủi ro lạm phát tăng vọt, nhu cầu tại khu vực với hàng hóa, dịch vụ và nhà ở có thể sẽ suy giảm. Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan đương đầu với rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều hơn do những vấn đề tại trung Quốc. Ngoài ra việc giá hàng hóa giảm nhanh hơn kỳ vọng sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế các nước Australia, Indonesia và Malaysia.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra khuyến nghị: Để duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ mong muốn, Việt Nam cần tăng năng suất ở mức 2-3% mỗi năm. Việc này đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư để cải thiện chất lượng và tăng năng suất lao động Lực lượng lao động có năng lực cạnh tranh sẽ đem lại hiệu suất là yếu tố Việt Nam rất cần trong dài hạn.
Truyền thông Australia đánh giá Việt Nam là một trong những điểm đến tốt nhất châu Á Mới đây trên tạp chí Traveller của Australia, tác giả Brian Johnston đã xướng tên Việt Nam là một trong những điểm đến tốt nhất ở châu Á cho du lịch và nghỉ dưỡng. |
Củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Kazakhstan Chiều 18/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan, Mukhtar Tileuberdi, nhân dịp thăm chính thức Việt Nam. |