Trường PT Dân tộc bán trú TH Trà Tập (Quảng Nam) xây dựng mô hình sa bàn bản đồ Việt Nam
Việt Nam có đủ bằng chứng về chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa |
Mọi hoạt động của các bên tại Trường Sa và Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị |
Sa bàn bản đồ Việt Nam được đặt ngay trong khuôn viên nhà trường nhằm tuyên truyền trực quan cho học sinh về chủ quyền biển đảo Việt Nam, nâng cao ý thức tự tôn dân tộc, giáo dục lòng yêu nước.
Sa bàn này có diện tích 120m2, thiết kế hình dáng đất nước và những mô phỏng về Biển Đông, các hòn đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, nhất là Trường Sa, Hoàng Sa để giúp các em có hành trang kiến thức về biển đảo quê hương.
Ngoài mô hình biển đảo, nhà trường cũng xây dựng mô hình đèn tín hiệu giao thông, đường một chiều, vòng xuyến, vỉa hè… giúp các em không những vun đắp tình yêu với tổ quốc, với biển đảo mà còn hiểu hơn tình hình giao thông thực tế để bảo vệ mình.
Giáo dục học sinh thông qua sa bàn bản đồ Việt Nam. (Ảnh: Baoquangnam) |
“Các em chỉ được nghe nói về biển đảo và chưa hình dung hoặc biết các quần đảo nằm ở đâu trên bản đồ, nên khi có sa bàn các em dễ dàng nắm bắt hơn” - thầy giáo Phương nói.
Theo cô Trần Thị Tú Điển, việc giới thiệu với học sinh chiếc sa bàn là để giúp các em có thêm thông tin về đất liền, đường biên giới, biển đảo Việt Nam. “Nhờ hình thức tuyên truyền này mà các em dễ dàng tiếp thu các kiến thức lịch sử, địa lý; khơi dậy trong mỗi học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, nhất là biển đảo”.
Trong thời gian qua, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Quảng Nam cũng đã triển khai rất nhiều hoạt động trên khắp cả nước để xây dựng về nhận thức, thông tin về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong các nhà trường.
Sở cũng yêu cầu các nhà trường phối hợp với các đơn vị quốc phòng việc tuyên truyền về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam trước tình hình an ninh chính trị trên các vùng biển, đảo, góp phần ý thức về việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.
Nhiều cuộc thi tìm hiểu kiến thức về các vấn đề biển đảo cũng đã được thực hiện trong các khối của ngành giáo dục. Các chương trình như tổ chức sáng tác, viết thư biểu lộ tình cảm với biển đảo quê hương và những người làm công tác trên biển cũng đã được tổ chức.
Các mô hình bản đồ Việt Nam và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được tổ chức ở nhiều sân trường đã góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý nghĩa và tầm quan trọng của biển, đảo và chủ quyền quốc gia đối với biển, đảo.
Hai tấm bản đồ giá trị, khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam Sách Atlas - Trung hoa Dân quốc Bưu chính dư đồ và bản đồ của nhà địa lý học người Bỉ Phillipe Vandermaelen đều thể hiện cương ... |
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa: "Kiên quyết giữ gìn chủ quyền biển đảo" Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, ĐBQH tỉnh Tiền Giang khẳng định, chúng ta kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn ... |
Gần 200 phóng viên tham gia bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo tại Đà Nẵng Ngày 31/10, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo. Gần 200 cán bộ, ... |