Trung ương chuyển hướng chiến lược, địa phương chuyển biến mạnh mẽ
Bước chuyển hướng chiến lược quyết định hiệu quả trong phòng chống dịch Thực tiễn một tháng qua đã khẳng định việc chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch COVID-19 theo các Công điện của Thủ tướng Chính phủ là quyết định quan trọng, kịp thời, hiệu quả. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 được kiện toàn do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, việc lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, chuyên sâu , việc tổ chức thực hiện có hiệu quả đã giúp tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác phòng chống dịch trên cả nước, nhất là tại các tỉnh, thành phố phía nam. |
Đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đã góp phần nâng cao nhận thức của các bộ, ngành, địa phương về vai trò quan trọng và sự cần thiết của văn hóa đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, an toàn, với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, người dân thân thiện, yêu chuộng hòa bình và mến khách thông qua các sự kiện đối ngoại lớn tổ chức tại Việt Nam. |
Người dân Khu phố 6, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 tham gia trực chốt bảo vệ vùng xanh. Ảnh: VGP/Nguyễn Kim |
Là người trực tiếp chỉ đạo công tác chống dịch tại một trong những bệnh viện lớn ở tuyến đầu, Bác sĩ CKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết cá nhân ông rất tâm đắc với chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ”, là trung tâm phục vụ và là chủ thể trong phòng, chống dịch.
“Tôi hiểu là pháo đài để ngăn chặn sự tấn công của quân địch với khả năng cản phá tốt, cộng với mưu trí và tinh thần anh dũng chiến đấu của các chiến sĩ trong pháo đài, chúng ta sẽ tạo nên một chiến thắng vững chắc”, BS. Nguyễn Tri Thức nói.
Để thật sự là pháo đài vững chắc không bị dịch tấn công và lây lan trong cộng đồng, theo Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, mỗi xã, phường, thị trấn phải chủ động vận dụng các giải pháp phòng, chống dịch phù hợp với tình hình đặc thù của địa phương và nhất là phải chủ động, kịp thời trong các tình huống cấp bách chứ không thụ động và chờ đợi. Muốn vậy, phải thường xuyên nắm bắt tình hình dịch bệnh trong cộng đồng mình, thu thập, phân tích số liệu một cách chi tiết, khoa học, cụ thể để kịp thời triển khai các biện pháp hữu hiệu; phải trang bị cho người dân những điều kiện cần thiết để an tâm chống dịch, nhất là kiến thức cơ bản về chữa trị các ca bệnh. Mỗi người dân sẽ là một chiến sĩ thực sự, chủ động chiến đấu chống dịch, tự giác thực hiện các biện pháp chống lây nhiễm trong cộng đồng của mình, làm gương và vận động người khác cùng thực hiện, tham gia vào việc chống dịch của cộng đồng.
Đánh giá về ưu điểm cũng như hiệu quả thực thi của mô hình này trong công tác phòng, chống dịch hiện nay, BS. Nguyễn Tri Thức cho rằng mô hình vận dụng được sức mạnh của nhân dân. “Người dân là đối tượng chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh nên người dân cũng chính là những chiến sĩ chống dịch. Vận dụng đúng và hiệu quả mô hình này, sẽ đảm bảo được chiến thắng dịch và quan trọng hơn, chiến thắng này là bền vững”.
Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cũng bày tỏ tâm đắc với chỉ đạo của Thủ tướng về nâng cao tối đa vai trò của y tế cơ sở. Đặc biệt, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông thiết lập hệ thống hội chẩn online từ tuyến Trung ương cho tới tận phường, xã, thị trấn; Thủ tướng trực tiếp kiểm tra tới tận xã, phường, thị trấn, tham gia hội chẩn trực tiếp với ngành y tế; cũng như chỉ đạo thiết lập hệ thống kiểm tra trực tuyến từ trụ sở Chính phủ đến tận xã, phường, thị trấn. BS. Nguyễn Tri Thức cho rằng nhờ thế, vai trò y tế cơ sở được nâng cao rất nhiều và từ đó giúp giảm tải các bệnh viện tầng hai, tầng ba, việc điều phối người bệnh rất hợp lý và giúp cho các F0 được chăm sóc tại nhà một cách sớm nhất, kịp thời nhất, ngăn chặn chuyển nặng và giảm thiểu tử vong.
BS. Nguyễn Tri Thức cũng nhấn mạnh, kiến thức và tinh thần tự giác chấp hành các biện pháp phòng, chống lây nhiễm dịch trong cộng đồng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là vấn đề then chốt và mang tính chất bền vững, lâu dài khi chuyển sang trạng thái bình thường mới.
Sức dân là sức mạnh to lớn nhất
Bà Ngô Thị Hiền, Chủ tịch UBND Phường 10, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, chia sẻ về kinh nghiệm chống dịch trên địa bàn. Ảnh: VGP |
Là người được Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương vì đã hiểu rõ, nắm chắc tình hình dịch bệnh trên địa bàn mình quản lý, bà Ngô Thị Hiền, Chủ tịch UBND Phường 10, Quận 3, TP Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ này từ ngày 16/7/2021 khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát mạnh trên địa bàn.
Cách làm của Phường 10 là trong quá trình xét nghiệm nhanh, với trường hợp nghi nhiễm COVID-19, cán bộ y tế phải đánh giá đặc điểm sức khỏe của từng người. Những trường hợp có bệnh nền (huyết áp, tiểu đường, béo phì, phụ nữ mang thai…) được tổ y tế lưu động của phường thường xuyên thăm khám, phát thuốc. Nhờ làm tốt việc này nên từ ngày 23/8 đến nay, Phường 10 chỉ có 1 trường hợp tử vong.
Đáng chú ý, Phường 10 có những cách làm rất sáng tạo như lập nhóm Zalo đồng hành với các trường hợp F0 điều trị tại nhà. “Đến nay, ngoài những bệnh nhân COVID-19, nhóm đồng hành có 9 bác sĩ tham gia giúp tư vấn, cùng cán bộ y tế phường, cảnh sát khu vực và cả những người đã khỏi bệnh ở lại nhóm để chia sẻ kinh nghiệm, động viên cho những người mới mắc”, bà Hiền cho biết.
Bên cạnh đó, xác định các gia đình có ca F0 và hộ dân khó khăn phải được quan tâm cho nên chính quyền Phường 10 đã sớm triển khai túi an sinh từ sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm cùng với chương trình an sinh xã hội của Thành phố.
Với suy nghĩ “phải rất khó, khổ, người dân mới tìm đến chính quyền” cho nên từ ngày 23/8, Phường đã gửi gần 1.900 tờ thông tin về hệ thống đường dây nóng tới từng hộ để tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ của người dân.
Phường tổ chức tương tác với người dân bằng nhiều phương thức, như: Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh, phát hành bản tin cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn vào 18h mỗi ngày qua Fanpage của phường, trong đó nêu rõ số ca nhiễm, ca tử vong, lũy kế trường hợp khỏi bệnh, số đang cách ly tại nhà… để người dân biết và chủ động phòng, chống.
Tiêm vaccine cho người cao tuổi trên địa bàn Quận 7. Ảnh: Cổng TTĐT UBND Quận 7 |
Một địa phương khác của TP. Hồ Chí Minh cũng có cách làm chủ động, đột phá để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả là Quận 7, với việc “xé rào” lập bệnh viện dã chiến điều trị F0.
Là địa bàn có những đặc điểm khiến dịch dễ lây lan như nhiều kênh rạch, hẻm nhỏ, hẻm sâu, các chợ truyền thống và nhất là khu chế xuất Tân Thuận với hàng chục nghìn công nhân làm việc nên có nhiều nhà trọ đông người với điều kiện sinh hoạt còn khó khăn…, Quận 7 ghi nhận số ca F0 tăng rất nhanh từ 1.000 ca lên 7.000 ca trong thời gian ngắn kéo theo sự quá tải trong khu vực cách ly, tiếp nhận ban đầu, nhiều trường hợp F0 trở nặng rất nhanh nhưng rất khó đưa lên tuyến trên vốn đã quá tải.
Xác định không trông chờ, ỷ lại, phải tập trung điều trị, cấp cứu tại chỗ F0 trên địa bàn, lãnh đạo Quận 7 đã thiết lập phòng cấp cứu ngay trong các khu cách ly tập trung F0, phát huy hiệu quả rõ rệt trong cấp cứu tại chỗ những trường hợp F0 diễn biến nặng rất nhanh. Từ đó, Quận mạnh dạn chuyển đổi 1 khu cách ly tập trung thành Bệnh viện dã chiến số 1 để điều trị cho các F0 có triệu chứng nhẹ và vừa, một phần chuyển nặng không phải chuyển đi xa. Đây là bệnh viện dã chiến cấp quận, huyện đầu tiên trên địa bàn Thành phố.
Để có đủ oxy cho bệnh nhân, lãnh đạo Quận 7 tìm mọi cách như thuê, mua, xin… bình oxy loại 40 lít và liên hệ với doanh nghiệp đặt bồn oxy lỏng để thiết lập hệ thống oxy tập trung cho Bệnh viện dã chiến số 1.
Khi Bệnh viện điều trị đi vào hoạt động ổn định, tỉ lệ bệnh nhân tử vong trên địa bàn được kéo xuống mức rất thấp. Từ ngày 1-6/9 chỉ ghi nhận 2 ca tử vong trong khi trước đó có ngày Quận ghi nhận 10 ca tử vong. Các bệnh nhân có triệu chứng, cả nhẹ, vừa và một phần bệnh nhân nặng của Quận không phải chuyển đi xa. Bệnh viện mở rộng lên 600 giường với trang thiết bị cơ bản hoàn chỉnh, tiếp nhận bệnh nhân ở một số quận lân cận.
“Cũng như xây một ngôi nhà, phải xây chắc từ dưới, từ nền móng, do vậy chúng tôi xác định phải làm từ tuyến phường và lên đến tuyến quận sẽ tập trung vào việc gì”, Bí thư Quận ủy Quận 7 Võ Khắc Thái cho biết lý do của những quyết sách được đánh giá khá sớm của địa phương mình. “Từ ban đầu không hiểu gì về dịch bệnh, bị động, dịch lan đến đâu mình cũng không biết thì đến nay đã biết và không còn phải chạy theo dịch, đã chủ động để xử lý khi phát sinh, củng cố những gì đã đạt được để kiểm soát dịch bền vững”.
Thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, huyện Củ Chi đã thành lập các chốt kiểm soát cứng, chốt kiểm soát mềm, chốt di động để đảm bảo người cách ly người, nhà cách ly nhà, khu trọ cách ly với khu trọ… - Ảnh VGP |
Cùng với Quận 7, huyện Củ Chi là một trong hai địa phương đầu tiên của TP. Hồ Chí Minh công bố kiểm soát được tình hình dịch bệnh.
Chia sẻ về kinh nghiệm chống dịch của địa phương, bà Phạm Thị Thanh Hiền, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho biết, để đạt được thành quả như vậy, yếu tố trước hết và quyết định là ý thức tự giác, tinh thần chủ động của mỗi người dân và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Biện pháp đầu tiên của địa phương là tập trung công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nhân dân về sự nguy hại của dịch bệnh COVID-19. Từ đó mỗi người dân đã chủ động tham gia vào mặt trận chống dịch, từ giám sát người đi, người đến ở từng khu dân cư, đến tham gia bảo vệ chốt chặn và xây dựng nội dung, quy chế vùng xanh để đảm bảo an toàn cho khu dân cư của mình.
“Sức dân là sức mạnh to lớn nhất. Trong công tác phòng chống dịch, nếu không có sự chủ động tham gia của người dân thì sẽ rất khó thành công”, bà Hiền khẳng định.
Cùng với đó, huyện Củ Chi thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, sớm chặt đứt chuỗi lây nhiễm trên địa bàn. Từ ngày 23/8 đến ngày 5/9, Củ Chi ghi nhận 1.533 ca nhiễm mới, giảm 514 ca so với 15 ngày trước.
Bên cạnh chặt đứt nguồn lây, huyện Củ Chi tiến hành thần tốc xét nghiệm tầm soát bóc tách F0. Chỉ trong vòng 7 ngày, huyện đã triển khai xét nghiệm 3 vòng đối với vùng đỏ, cam, vàng và 2 vòng đối với vùng xanh, thực hiện song song hai cấp: Cấp huyện và cấp xã, thị trấn.
Đáng chú ý, huyện Củ Chi thực hiện phân loại, đưa tất cả các ca F0 vào các khu cách ly tập trung để theo dõi, điều trị với đầy đủ thuốc men, oxy, máy đo nồng độ oxy (SpO2), nâng cao hiệu quả điều trị qua chăm lo sức khỏe tinh thần và thể chất.
Cách làm của huyện Củ Chi là chăm lo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm hoa quả, trái cây, uống nước chanh, sả, gừng hằng ngày. Các khu cách ly có không gian rộng để ca F0 vận động, tập thể dục, đi lại thay vì chỉ ở trong phòng. Đồng thời trang bị hệ thống loa phát thanh vừa phục vụ giải trí bằng âm nhạc vừa có thêm kênh tuyên truyền, hướng dẫn F0. Nhờ vậy, giảm thấp nhất các ca F0 chuyển sang có triệu chứng, phải chuyển lên các tuyến điều trị (dưới 3,5%, với 114 ca trên 3.029 trường hợp ở khu thu dung) và huyện chưa có trường hợp nào tử vong tại khu dân cư, khu cách ly, bệnh viện dã chiến.
Có thể khẳng định, việc chuyển hướng phòng chống dịch kết hợp hài hòa giữa chỉ đạo tập trung với phân công, phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực hiện tới tận cấp xã, phường, thị trấn đã giúp nhiều địa phương phát huy được sự chủ động, từ đó có những cách làm sáng tạo, hiệu quả trong thực tiễn thời gian qua.
Trong tháng 7, sẽ chuyển khoảng 12 triệu liều vaccine cho các địa phương đang có dịch Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tại Quốc hội chiều 25/7. |
TPHCM cần chuyển từ bị động, chờ đợi sang tự lực tự cường, phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực Làm việc với Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tính tự lực, tự cường, không bị động, không trông chờ, ỷ lại mà phải đổi mới mạnh mẽ để tạo ra những động lực mới phát triển Thành phố, phát huy khí thế, kết quả, thành tựu đã đạt được để tự tin vượt qua khó khăn, thách thức, xứng đáng là Thành phố mang tên Bác. |
Đoàn Trinh sát số 2 CSB bắt tàu vận chuyển dầu trái phép trên biển Tại khu vực biển cách Tây Bắc đảo Thổ Chu, Kiên Giang khoảng 14 hải lý, Tổ Công tác Đoàn Trinh sát số 2, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã phát hiện và bắt giữ một tàu vận chuyển dầu trái phép. |