Trung Quốc tính xây nhà máy điện hạt nhân ở Biển Đông
Ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động xây dựng, cải tạo trái phép của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông. (Ảnh: Reuters/CSIS)
Các nhà máy điện hạt nhân có thể “di chuyển” tới những khu vực xa xôi và cung cấp nguồn điện ổn định, tờ báo thuộc Nhân Dân Nhật Báo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết thêm.
Công ty Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) sẽ chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng các nhà máy nói trên. Theo ông Liu Zhengguo, người đứng đầu văn phòng CSIC, công ty đang đẩy mạnh việc thực hiện dự án.
“Phát triển nhà máy điện hạt nhân là một xu hướng đang phát triển. Số lượng chính xác các nhà máy được xây dựng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường” – ông Liu cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng nhu cầu hiện nay là “khá lớn”.
Mặt khác, cũng trong bài đăng của mình, GT còn trích dẫn báo cáo hồi tháng 1 của Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc, theo đó tiết lộ: một nhà máy thí điểm dự kiến sẽ hoàn thiện vào năm 2018, và đi vào hoạt động 1 năm sau đó.
Chuyên gia hải quân Trung Quốc Li Jie phát biểu với GT rằng, các nhà máy điện hạt nhân có thể cấp điện cho hải đăng, thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cơ sở quốc phòng, sân bay và hải cảng (được Trung Quốc xây dựng phi pháp, vi phạm chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) trên Biển Đông. “Thông thường, chúng tôi phải đốt dầu hoặc than để phát điện” – ông này cho hay.
Cũng theo ông Li Jie, việc phát triển điện hạt nhân trên Biển Đông có ý nghĩa quan trọng. Khoảng cách giữa quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) tới Trung Quốc đại lục là rất xa.
Do đó, những yếu tố như thay đổi thời tiết, điều kiện trên biển hay vận chuyển nhiên liệu đều có thể ảnh hưởng tới nguồn điện cung cấp cho các cơ sở (được xây dựng phi pháp) trên Biển Đông, chuyên gia hải quân Trung Quốc nhận định.