Trung Quốc sửa luật, mở rộng năng lực quân sự trong khu vực
Indonesia: Không có lý do để đàm phán với Trung Quốc về Biển Đông |
Dịch Covid có thể làm chậm quá trình hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông |
Tàu hải cảnh Trung Quốc (trái) và tàu của phía Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: thanhnien |
Nội dung trên được đề cập trong dự thảo đề xuất sửa đổi luật liên quan đến lực lượng cảnh sát vũ trang, được thông qua bởi Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (quốc hội) Trung Quốc vào ngày 20.6.
Đây là lần đầu tiên luật này được sửa đổi trong 11 năm qua. Theo Nikkei Asian Review, thông qua sự phối hợp giữa 2 lực lượng này, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn xây dựng mạng lưới phòng vệ liên lạc có thể xử lý mọi vấn đề từ tuần tra biển cho đến các chiến dịch quân sự.
Điều này được cho là nhằm mục đích mở rộng năng lực quân sự trong khu vực và hướng tới sự cạnh tranh với Mỹ để giành quyền kiểm soát trên biển.
Luật sửa đổi đưa Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân về dưới sự chỉ huy của Quân ủy Trung ương do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo, nghĩa là quy tụ lại dưới 5 chiến khu, trong bối cảnh chiến tranh.
Lực lượng hải cảnh là một bộ phận của Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân nên cũng áp dụng theo luật mới và có thể tham gia vào các hoạt động quân sự.
Luật cho phép quân đội và hải cảnh tham gia cùng nhau nếu giới lãnh đạo quyết định rằng tình huống chiến tranh xảy ra ở biển.
Trong dự thảo luật sửa đổi cũng nêu rõ kể cả khi bình thường lực lượng hải cảnh cũng có thể tiến hành huấn luyện, tập trận và cứu hộ khẩn cấp với quân đội.
Hải cảnh được sáp nhập về quân cảnh dưới sự chỉ huy của Quân ủy Trung ương vào tháng 7.2018, nhưng đây là lần đầu tiên hệ thống và sự vận hành được quy định trong luật.
Tại thời điểm đó, việc đặt Hải cảnh dưới quyền của Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã ngay lập tức làm dấy lên sự lo ngại ở nhiều nước Đông Á. Nhật Bản, quốc gia thường xuyên có các cuộc chạm trán với Hải cảnh Trung Quốc ở quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku tỏ ra cảnh giác trước động thái từ Bắc Kinh.
Luật sửa đổi nêu rõ rằng “việc bảo vệ lợi ích ở biển và thực thi pháp luật” là sứ mệnh của Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân. Với nhân số ước tính khoảng 600.000-700.000, lực lượng này chủ yếu xử lý các vấn đề trên bờ như giữ gìn an ninh và bảo vệ những cơ sở hạ tầng trọng yếu. Trong khi đó, Trung Quốc có thể tăng số nhân sự của lực lượng an ninh biển.
Như vậy, với với luật sửa đổi lần này, ngoài những lo ngại lực lượng vũ trang "núp bóng" dân sự thì những lo ngại về một tương lai mở đường cho việc trang bị pháo hạm cỡ nòng lớn cho các tàu của Hải cảnh và vũ khí tấn công cho các sĩ quan, chiến sĩ Hải cảnh là điều không xa.
Quân đội Trung Quốc mở rộng đường trước cuộc đụng độ tại biên giới với Ấn Độ Quân đội Trung Quốc đã mang theo một số loại máy móc, xây dựng đường và có thể đã xây đập để ngăn một con ... |
Trung Quốc sắp phong tỏa khu vực hơn 100 triệu dân nhằm ngăn chặn COVID-19 Chính quyền thị xã Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc cho biết các khu dân cư có người nghi nhiễm hoặc tiếp xúc với ... |
Cách theo dõi chính xác khu vực có người nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc Hàn Quốc vừa đưa vào sử dụng bản đồ kỹ thuật số giúp người dân có thể theo dõi được tình trạng lây lan của ... |